Du Học Nhật Bản Chữ Kanji Tin mới nhất

Tin mới nhất

Thi tiếng Nhật JLPT

thi tiếng nhật jlptTổ chức thi tiếng Nhật JLPT được mở ra tại Nhật bản, với mục đích giúp người nước ngoài đang sống và học tập tại Nhật bản tham gia kỳ thi này, để chứng tỏ khả năng Nhật ngữ của mỗi người. Điều quan trọng nữa là các du học sinh quốc tế ở Nhật cũng tham gia kỳ thi này để chứng minh trình độ tiếng Nhật thật sự của mình để nhập học vào cao đẳng, đại học. Ngày nay, trên thế giới ngoài tiếng Anh ra, tiếng Nhật cũng được xem như ngôn ngữ thông dụng thứ 2 vì số lượng người tham gia học khá đông. Vì vậy mà tổ chức thi tiếng Nhật JLPT cũng tổ chức thi nhiều quốc gia như: Việt Nam, Lào, Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc,….

             Những Thắc Mắc Về Kỳ Thi JLPT

Q: Kỳ thi năng lực Nhật Ngữ được tổ chức để làm gì ?
A : Kỳ thi năng lực Nhật Ngữ (JLPT) được tổ chức nhằm đánh giá trình độ và năng lực sử dụng tiếng Nhật cho những người học.

Q: Kỳ thi thường diễn ra khi nào ?
A: 2 lần trong năm, vào tháng 7 và 12. Tuy nhiên ở một số nước không tổ chức kỳ thi vào tháng 7. Các bạn có thể tham khảo trên website của Quỹ Nhật Bản http://www.jlpt.jp/e/ để biết thêm chi tiết.

Q: Ngày thi thường diễn ra khi nào ?
A: Thông thường ngày thi được tổ chức vào chủ nhật đầu tháng 7 hoặc đầu tháng 12 hàng năm.

Q: Thí sinh có thể đăng ký kỳ thi ở đâu ?
A:thi tiếng nhật jlpt+ Nếu bạn tham dự kỳ thi tại Nhật, tham khảo trang web của Tổ chức Dịch Vụ & Trao Đổi Giáo Dục Nhật Bản (JEES) :http://www.jees.or.jp/jlpt/.
+ Tại Việt Nam:  
•    Thành phố Hồ Chí Minh: Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn, Trung Tâm Ngoại Ngữ
•    Hà Nội: Ủy Ban kỳ thi năng lực Nhật Ngữ tại Hà Nội
•    Đà Nẵng: Đại học Đà Nẵng, Cao đẳng Ngoại ngữ

Q: Kiến thức ngôn ngữ (Từ vựng/Ngữ pháp) và Đọc được bao gồm trong cấp độ N1, N2. Tuy nhiên tại sao Kiến Thức Ngôn Ngữ và Đọc lại được tách rời thành những phần thi khác nhau ở mức độ N3,N4, N5 thành “Kiến thức ngôn ngữ (Từ vựng)” và “Kiến thức ngôn ngữ (Ngữ pháp) và Đọc ?
A: Nhằm hạn chế việc “vô tình” có đáp án về từ vựng và phần đọc trong bài thi, nên trong cấp độ N3,N4,N5 phần thi Kiến Thức Ngôn Ngữ (Từ vưng) và Kiến Thức Ngôn Ngữ (Ngữ Pháp) & Đọc cần được tách rời ra, đồng thời đánh giá chính xác hơn nữa trình độ của thi sinh.

Q: Tôi muốn biết về giáo trình ôn thi ?
A: Giáo trình ôn thi JLPT là Nihongo Noryoku Shiken Mondai Shutudai Kijun (Kaiteiban) (Japanese-Language Proficiency Test: Test Content Specifications, Revised Edition), được Tổ chức giáo dục quốc tế và Quỹ Nhật Bản biên soạn năm 2004.

Q: Khi nào tôi nhận được kết quả kỳ thi?
A: Đối với kỳ thi tháng 7, kết quả sẽ có vào giữa tháng 9. Còn kỳ thi tháng 12, kết quả có vào khoảng đầu tháng 3. Nếu đến thời gian đó bạn vẫn chưa biết về kết quả kỳ thi, hãy liên lạc trực tiếp đến nơi bạn đăng ký dự thi.

Q: Chứng chỉ Kỳ thi năng lực Nhật Ngữ JLPT có giá trị bao lâu ?
A: Điều thuận lợi dành cho người học Nhật Ngữ, chứng chỉ JLPT có giá trị suốt đời!

Q: Tại sao kỳ thi JLPT mới lại có những phần yêu cầu kiến thức về văn hóa Nhật Bản ?
A: Tại vì những kỳ thi khác không có phần đòi hỏi thí sinh phải có kiến thức về văn hóa Nhật Bản, mà học ngôn ngữ thì bắt buộc người học phải hiểu biết về văn hóa nước đó.

Q: Tại sao cuốn sách “Những Điều Về Nội Dung Bài Thi” lại không được xuất bản cho kỳ thi mới ?
A: Bởi vì mục tiêu của việc học tiếng Nhật không chỉ là việc ghi nhớ từ vựng, chữ kanji, ngữ pháp mà còn có khả năng sử dụng chúng như là phương tiện để giao tiếp. Kỳ thi mới này nhằm để đánh giá cả hai kỹ năng “ Kiến thức Nhật Ngữ, bao gồm từ vựng và ngữ pháp” và “ khả năng yêu cầu việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp”. Vì thế chúng tôi quyết định không xuất bản tập sách mới.

Q: Liệu thí sinh có thể so sánh kết quả của kỳ thi mới so với kỳ thi hiện nay?
A: Bởi vị nội dung và cách thức tính điểm của kỳ thi mới khác với kỳ thi hiện nay, cho nên thí sinh không thể so sánh kết quả hai kỳ thi này.

Q : Đối với kỳ thi mới này có xác định việc “Đỗ” hay “Trượt” của thí sinh không ?
A : Kỳ thi mới này vẫn chưa xác đinh việc “Đỗ” hay “Trượt” của thí sinh.

Kỳ Thi Năng Lực Nhật Ngữ vẫn còn nhiều vấn đề được Tổ chức giáo dục quốc Tế và Quỹ Nhật Bản đang xem xét. Du Học Hiền Quang sẽ nhanh chóng cập nhật thông tin mới cho những ai quan tâm đến kỳ thi này trong thời gian sớm nhất.

 

Du Học Hiền Quang

Đại học Nhật bản phát triển

Nhật bản được xem như một xã hội văn minh, nó được phát triển qua các thời kỳ, thế nhưng chiến tranh và thuộc địa vẫn không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của họ, những giai đoạn phát triển được đánh giá như một móc son sáng chói cho nền khoa học kỹ thuật nước này. Sau đây là những giai đoạn phát triển của hệ thống giáo dục đại học tại Nhật.

  Bốn giai đoạn phát triển của đại học Nhật bản
 
Bốn giai đoạn phát triển hệ thống giáo dục đại học của Nhật cũng có thể cung cấp cho chúng ta một vài bài học và kinh nghiệm đáng tham khảo. Đáng tham khảo bởi vì Nhật cũng xuất phát từ một nước nông nghiệp, và cũng kinh qua một thời gian chiến tranh khốc liệt.

Giai đoạn 1: Tây phương hóa.

đại học nhật bảnĐược khởi xướng từ thời Minh Trị Thiên Hoàng từ năm 1868. Trong giai đoạn này, Nhật cảm thấy bị đe dọa bởi các thế lực quân sự và kỹ nghệ của thế giới phương Tây, nhưng họ thấy đó là một cơ hội để tái cấu trúc hệ thống chính trị, xã hội và kinh tế, chuẩn bị cho sự nghiệp kỹ nghệ hóa đất nước. Minh Trị nhận thức rằng Nhật cần phải nắm lấy và làm chủ những “know-how” của phương Tây.

Năm 1877, Đại học Tokyo được thành lập (trước đây trường này chỉ là một trường cao đẳng dạy ngoại ngữ và y học cổ truyền). Đại học Tokyo lúc đó có 4 khoa: luật khoa, khoa học, văn khoa và y khoa. Trong giai đoạn phát triển này, phần lớn giáo sư là người ngoại quốc. Trong số 36 giáo sư, có đến 23 người là giáo sư từ Anh, Pháp, Đức và Mỹ. Ngay cả những giáo sư người Nhật cũng là những người từng tốt nghiệp từ các nước vừa kể.

Trong thời gian 20 năm sau đó, có đến 400 giáo sư từ các nước phương Tây được Bộ Giáo dục Nhật mướn (hay mời) dạy tại các đại học và cao đẳng trên khắp nước Nhật. Không chỉ trong ngành giáo dục, Nhật còn mướn các chuyên gia phương Tây để làm việc và hướng dẫn trong các ngành như khai thác hầm mỏ, đường sắt, điện lực, điện tín, hãng xưởng…

Cùng lúc với sự hình thành của Đại học Tokyo, Nhật tích cực gửi sinh viên sang các nước phương Tây theo học tại các trường danh tiếng trên thế giới. Những “hạt nhân” đó sau này nắm giữ những chức vụ quan trọng trong hệ thống đại học và chính quyền.

Giai đoạn 2: Cách mạng kỹ nghệ và đại học.

dai hoc nhat banGiai đoạn này được đánh dấu qua việc thiết lập hệ thống “đại học vương triều” (Imperial University System), và định hướng rõ ràng rằng giáo dục phải phục vụ cho các mục tiêu của nhà nước. Năm 1890, (Đại học) Tokyo Imperial University được cho phép thành lập thêm một khoa mới: đó là khoa nông học. Năm 1897, (Đại học) Kyoto Imperial University được thành lập theo mô hình của Đại học Tokyo. Kể từ đó, một số đại học trong hệ thống vương triều được thành lập, như Tohoku Imperial University (1907), Kyushu Imperial University (1910). Cả hai trường mới này chuyên về khoa học ứng dụng.

Thời gian mà các đại học vương triều ra đời trùng hợp với giai đoạn cách mạng kỹ nghệ ở Nhật. Cuộc cách mạng kỹ nghệ chủ yếu xảy ra ở ngành dệt và kỹ nghệ nhẹ, và chính các ngành “nhẹ” này đã là những viên gạch lót đường để Nhật trở thành một cường quốc kỹ nghệ sau này. Các đại học vương triều có nhiệm vụ phải đào tạo các kỹ sư và khoa học gia, chuyên gia để đáp ứng nhu cầu của cuộc cách mạng kỹ nghệ. Mặc dù ý thức được rằng đại học còn phải đào tạo các nhà nghiên cứu, nhưng trong giai đoạn mà công nghệ của Nhật còn quá thô sơ, họ chủ yếu nhắm vào việc đào tạo chuyên gia lành nghề, và việc đào tạo chuyên gia nghiên cứu chỉ tập trung ở các đại học lớn như Tokyo và Kyoto. Song song với sự ra đời của các đại học vương triều, Nhật còn thành lập một số trường cao đẳng kỹ thuật (technical college). Các trường cao đẳng có nhiệm vụ giới thiệu các công nghệ của thế giới phương Tây nhưng có ứng dụng thực tế vào điều kiện phát triển ở Nhật. Đến năm 1910, Nhật đã có 17 trường cao đẳng kỹ thuật, và mỗi năm huấn luyện được hàng ngàn chuyên viên kỹ thuật.

Trong thời kỳ này, Nhật còn có một số đại học tư thục, tuy lúc đó các trường này chưa được công nhận là “đại học” mà chỉ là những “trường đặc biệt” (special schools). Mãi đến năm 1918, các trường đại học tư thục mới được chính thức công nhận là đại học. Sau này, một số trường tư thục đó trở thành những đại học danh tiếng. Chẳng hạn như Đại học Keio được thành lập năm 1868 (do gia đình của Fukuzawa Yukichi thành lập), Đại học Doshisa (của Niijima Jo lập năm 1875), Đại học Waseda (do Okuma Shigenobu lập năm 1882) đã có công đào tạo các chuyên gia kỹ thuật và quản lý cho các công ty tư nhân, và đóng góp một phần lớn vào sự nghiệp công nghiệp hóa của Nhật.

Giai đoạn 3: Hậu chiến và phát triển.
dai hoc nhat banTrong thời gian chiến tranh, Nhật đã làm được một điều kỳ diệu: phát triển đại học và kỹ nghệ. Cuộc chiến Nga - Nhật (1904-1905) là giai đoạn Nhật “củng cố lực lượng” để xây dựng và bành trướng thực lực quân sự. Đến thế chiến 1914-1918 thì thực lực quân sự của Nhật đã được chứng minh.

Thế chiến thứ nhất là động cơ để Nhật tiến hành một cuộc cách mạng kỹ nghệ thứ hai. Trong cuộc cách mạng này, Nhật tập trung vào kỹ nghệ nặng như đóng tàu, sản xuất sắt thép, sản xuất máy kỹ nghệ, hóa học… Trong thời gian 1915-1918, sản lượng kỹ nghệ của Nhật tăng sáu lần, và lần đầu tiên, sản lượng kỹ nghệ qua mặt sản lượng nông nghiệp, biến Nhật thành một nước công nghiệp tiên tiến.

Năm 1918 đạo luật thành lập các đại học địa phương và đại học vùng ra đời. Đạo luật còn cho phép thành lập các đại học chuyên ngành như đại học chuyên về kỹ thuật, kinh tế, nông học…

Đến năm 1930, Nhật đã có bảy đại học vương triều, với ba đại học mới là Hokkaido, Osaka và Nagoya. Các đại học vương triều mới này chuyên về khoa học và công nghệ. Trong cùng thời gian này, các đại học cũ hơn như Tokyo và Kyoto bắt đầu thành lập các viện nghiên cứu trong và ngoài đại học. Phần lớn các viện nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu về vật lý, hóa học, công nghệ hàng không. Trong giai đoạn này, Nhật đã có một hệ thống đại học hoàn chỉnh và tạo được một nền tảng cho phát triển khoa học kỹ thuật trong tương lai.

Giai đoạn 4: Hoàn thiện.
đại học nhật bảnGiai đoạn phát triển thứ tư này kéo dài từ Thế chiến thứ hai cho đến nay. Trong giai đoạn đầu sau khi Nhật đầu hàng, tương lai nước Nhật nằm trong tay của lực lượng chiếm đóng, và tương lai đất nước còn khá mập mờ. Năm 1949, chính quyền chiếm đóng đề nghị một cuộc tổng cải cách giáo dục trên toàn quốc. Theo đó, tất cả các đại học - từ hệ thống đại học vương triều đến đại học địa phương và tư thục - đều phải theo một chương trình đào tạo thống nhất: đó là bốn năm cho cấp cử nhân. Đến năm 1950, Nhật đã có 201 trường đại học, cao đẳng và viện nghiên cứu.

Đến năm 1952, khi Nhật được trao quyền tự trị, tương lai của Nhật có vẻ rõ ràng hơn. Người Nhật nhận thức rõ rằng để tồn tại trên thế giới với sự hạn chế tài nguyên thiên nhiên, Nhật tùy thuộc rất lớn vào khả năng kỹ nghệ. Để phát triển kỹ nghệ, họ cần phải phát triển hệ thống giáo dục đại học đến một tầm cao hơn. Năm 1956, một tài liệu về giáo dục cao đẳng của Anh (White Paper on Technical Education) được dịch sang tiếng Nhật, và trở thành một tài liệu tham khảo quan trọng, một kim chỉ nam cho hệ thống giáo dục đại học của Nhật sau này.

Năm 1956, Cục Khoa học và Công nghệ được thành lập, và năm 1960 Hội đồng Khoa học và Công nghệ đề xuất một số chính sách để phát triển khoa học và công nghệ trong vòng 10 năm. Những đề nghị này trở thành định hướng phát triển và hoàn thiện hệ thống đại học cho đến ngày nay.

Ngày nay, Nhật có hơn 725 trường đại học và 518 trường cao đẳng. Chất lượng đào tạo đại học của Nhật được thế giới công nhận. Hiện nay, Nhật có 11 trường đại học được xếp vào hạng “top 200” trên thế giới, với Đại học Tokyo (hạng 19) và Kyoto (hạng 25). Trong thời gian 1997-2001, các nhà khoa học Nhật công bố khoảng 336,858 bài báo khoa học, chiếm 9,3% tổng số bài báo khoa học trên thế giới. Số ấn phẩm khoa học của Nhật đứng vào hàng thứ tư trên thế giới, chỉ sau Mỹ, Liên hiệp châu Âu, Anh và Đức

Tìm hiểu thủ tục du học Nhật bản

 

Du Học Hiền Quang

Du Hoc Nhat - Du Học Nhật

tu van du hocHàng năm, có khoảng 5000 du học sinh Việt Nam đến Nhật Bản học tập trong đó 99,06% là du học theo hình thức tự túc và 0,4% theo diện học bổng trao đổi giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Nhật Bản. Hầu hết học sinh Việt Nam sang Nhật Bản học tiếng Nhật khoảng 1,5 năm đến 2 năm sau đó chuyển tiếp lên học Đại học, Cao đẳng, Trung cấp..v.v…Nghành nghề chủ yếu mà du học sinh Việt Nam theo học là Công nghệ thông tin, Kinh tế, Khoa học xã hội, Khoa học kỹ thuật..v.v…

Vừa qua tạp chí Nhật bản đã có cuộc phỏng vấn ông YAMAMOTO, hiện làm hiệp hội chấn hưng của các trường tiếng Nhật nhằm cung cấp thông tin về các quy định học tập cũng như chính sách cấp Visa cho du học sinh đến từ Việt Nam. Để cung cấp thêm thông tin cho các bạn có ý định du học Nhât Bản chúng tôi xin đăng toàn bộ bài phỏng vấn này.

tu van du hoc

Phóng viên:
Thưa ông, xin ông cho biết tổng số du học sinh Việt Nam hàng năm sang Nhật Bản học tập là bao nhiêu người và ngành nghề chủ yếu mà du học sinh Việt Nam theo học là gì?

Ông YAMAMOTO: Hàng năm có khoảng 5000 du học sinh Việt Nam đến Nhật Bản học tập trong đó 99,06% là du học theo hình thức tự túc và 0,4% theo diện học bổng trao đổi giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Nhật Bản. Hầu hết học sinh Việt Nam sang Nhật Bản học tiếng Nhật khoảng 1,5 năm đến 2 năm sau đó chuyển tiếp lên học Đại học, Cao đẳng, Trung cấp..v.v…Nghành nghề chủ yếu mà du học sinh Việt Nam theo học là Công nghệ thông tin, Kinh tế, Khoa học xã hội, Khoa học kỹ thuật..v.v…

Phóng viên: Đối với các trường đào tạo tiếng Nhật, cụ thể các kỳ tuyển sinh như thế nào thưa ông?

Ông YAMAMOTO: Các trường đào tạo tiếng Nhật hàng năm có 4 kỳ tuyển sinh chính đó là kỳ nhập học tháng 1, học 1 năm 3 tháng. Kỳ nhập học tháng 4 học 2 năm. Kỳ nhập học tháng 7, học 1 năm 9 tháng. Kỳ nhập học tháng 10, học 1 năm 6 tháng. Các kỳ tuyển sinh lẻ khác được quy định đối với từng trường khác nhau. Ví dụ ngoài 4 kỳ tuyển sinh chính trên, trường Kyoto Minzai còn có thêm các kỳ tuyển sinh khác như: Du học kết hợp du lịch (học 1 tháng), Khóa luyện thi Cao học (học 3 tháng) và tuyển sinh quanh năm.

Phóng viên: Tại sao lại có các kỳ nhập học khác nhau như vậy thưa ông?

Ông YAMAMOTO: Theo quy định của Bộ giáo dục Nhật Bản thì kỳ nhập học chính vào các trường Đại học, Cao đăng, Trung cấp..v.v… là tháng 4 hàng năm. Do đó các trường đào tạo tiếng Nhật tuyển sinh linh hoạt 4 kỳ trong 1 năm nhưng vẫn đảm bảo thời gian đào tạo và kết thúc chương trình cho kịp kỳ nhập học chính là tháng 4.

Phóng viên: Xin ông cho biết các quy định về việc xét Visa du học Nhật Bản hiện nay như thế nào?

Ông YAMAMOTO: Hiện nay chính phủ Nhật Bản mở cửa chào đón tất cả các bạn học sinh trên thế giới đến Nhật Bản học tập, do đó quy định về việc xét hồ sơ du học Nhật Bản tương đối đơn giản hơn nhưng năm trước. Học sinh chỉ cần chứng minh cho Cục Nhập Cư thấy họ có ý định nghiêm túc khi lựa chọn du học Nhật Bản, ý định này thể hiện ở khả năng tiếng Nhật của học sinh, Kế hoạch học tập rõ ràng, Nguồn tài chính đảm bảo cho học sinh trong suốt quá trình học sinh dự kiến học tại Nhật Bản.

Phóng viên: Xin ông giải thích cụ thể về các điều kiện này?

Ông YAMAMOTO: Điều kiện để học sinh Việt Nam nhận được “Giấy Chứng Nhận Tư Cách Lưu Trú” chủ yếu tập trung vào 3 yếu tố chính:
•    Thứ nhất: Học sinh có ý định đi du học Nhật Bản nên trang bị cho mình một khả năng tiếng Nhật cơ bản (khoảng 150 tiết). Nếu học sinh có ý định học tập tại Tokyo và một số thành phố lớn, theo yêu cầu xét duyệt thị thự nới đó yêu cầu bắt buộc là học sinh phải đỗ kỳ thi năng lực tiếng Nhật tối thiểu cấp độ 4 hoặc kỳ thi NAT-TEST, TopJ, JLPT, J- Test,.. cấp độ 5 trở lên.
•    Thứ hai: Học sinh phải trình bày với Cục Nhập Cư một kế hoạch học tập rõ ràng dưới dạng một bài viết “Lý do du học Nhật bản”. Đây là phần rất quan trọng trong sự thành công của một bộ hồ sơ du học. Khi nhân viên xét hồ sơ của Cục Nhập Cư đọc bài viết này, nếu họ nhận thấy ý chí và quyết tâm của du học sinh, họ sẽ cấp “Giấy chứng nhận tư cách lưu trú”.
•    Thứ ba: Về vấn đề chứng minh tài chính hiện nay tương đối đơn giản. Thứ nhất là sổ tiết kiệm chỉ cần xác nhận số dư tối thiểu 500,000,000 VNĐ không yêu cầu gửi trước 3 tháng như trước đây. Thứ hai là chứng nhận thu nhập của người bảo trợ tài chính chỉ cần xác nhận mức thu nhập khoảng 300,000,000 triệu/1 năm. Về vấn đề chứng minh tài chính du học Nhật bản, học sinh có thể tham khảo tại các công ty tư vấn du học.

Phóng viên: Ông có thể khái quát cho các bạn học sinh Việt Nam biết chương trình đào tạo tại các trường ngôn ngữ mà đặc biệt là trường ông như thế nào không?

Ông YAMAMOTO: Mục đích của các trường đào tạo tiếng Nhật là trang bị cho du học sinh một nền tảng tiếng Nhật vững chắc để các em có thể theo học các bậc học cao hơn. Ngay khi học sinh nhập học trường sẽ có bài kiểm tra phân loại để có hướng đào tạo và có một buổi phỏng vấn để biết nguyện vọng của các em. Tùy vào khả năng của các em và mong ước của các em mà trường sẽ có hướng đào tạo phù hợp. Ví dụ: Học sinh muốn học Thạc sĩ sau khi tốt nghiệp trường tiếng, tiếp theo sẽ liên hệ với giáo sư hướng dẫn làm luận văn trước kì tốt nghiệp 6 tháng, hay học sinh muốn học lên Đại học, bộ phận giáo vụ của trường tiếng sẽ liên hệ và giới thiệu các trường Đại học cho các em và có khóa luyện thi Đại học 6 tháng. Thời gian học tiếng Nhật từ thứ 2 đến thứ 6, một ngày học 4 tiếng, đây là thời khóa biểu chuẩn theo nghiên cứu của Hiệp hội chấn hưng tiếng Nhật.

Phóng viên: Theo chúng tôi được biết thì hiện nay chính phủ Nhật Bản đã đồng ý tiếp nhận Tu Nghiệp Sinh sau khi về nước được phép nộp hồ sơ du học trở lại Nhật Bản. Ông có thể giải thích chi tiết về vấn đề này như thế nào?

Ông YAMAMOTO: Đúng là Tu Nghiệp Sinh được phép quay trở lại Nhật Bản học tập tuy nhiên cũng có một số quy định cụ thể sau đây:
•    Thứ nhất là các bạn Tu Nghiệp Sinh phải về nước được 1 năm mới đủ điều kiện nộp hồ sơ du học Nhật bản.
•    Thứ hai là các bạn phải có tối thiểu bằng năng lực tiếng Nhật cấp độ 4.
•    Thứ ba là các bạn phải nhớ chi tiết sơ yếu lý lịch các bạn đã khai như thế nào trước khi đi Tu Nghiệp Sinh để bộ phận xét duyệt có thể đối chiếu và đưa ra phương án sử lý chính xác.

Phóng viên: Theo chúng tôi được biết thì chi phí sinh hoạt và học phí tại Nhật tương đối đắt đỏ. Vậy có cách nào giúp cho những bạn sinh viên Việt Nam có điều kiện kinh tế trung bình theo học được không?

Ông YAMAMOTO: Theo quy định của chính phủ Nhật Bản, du học sinh quốc tế đến Nhật bản theo học được phép làm thêm tối đa 28h/1 tuần đối với kỳ học chính và toàn thời gian đối với kỳ nghỉ dài ngày. Mức lương làm thêm từ 800 yên/1h đến 1700 yên/1h đủ để các bạn trang trải tiền sinh hoạt phí và tiền học phí có các khóa học tiếp theo. Hầu hết các trường Nhật Ngữ tại Nhật bản có trung tâm giới thiệu việc làm thêm cho sinh viên nên cũng không có khó khăn gì khi tìm kiếm việc làm thêm.

Phóng viên: Các bạn học sinh Việt Nam có thể gửi trực tiếp hồ sơ sang Nhật đăng ký du học hay bắt buộc phải nhờ sự giúp đỡ của các công ty tư vấn du học? Và nếu nhờ các công ty tư vấn du học thì ông có lời khuyên nào cho các bạn khi lựa chọn công ty tư vấn du học tại Việt Nam?

Ông YAMAMOTO: Các bạn học sinh muốn tham gia du học Nhật Bản phải có một đơn vị đứng ra bảo lãnh về hồ sơ cho các bạn. Trong trường hợp các bạn có vấn đề về học tập hoặc tình trạng cư trú bất hợp pháp, chúng tôi sẽ liên lạc với đại diện của các bạn học sinh để có hướng giải quyết. Do đó, hầu hết các trường Nhật Ngữ không nhận hồ sơ trực tiếp từ phía học sinh mà thường nhận hồ sơ thông qua các công ty tư vấn du học.

Phóng viên: Chúng tôi chân thành cảm ơn ông về những chia sẻ này. Hy vọng những thông tin của ông sẽ giúp cho các bạn học sinh Việt Nam có lựa chọn đúng đắn trước khi đăng ký du học Nhật Bản. Xin chúc ông sức khỏe và thành đạt!

 

Theo Juchini Takahashi

Du Học Hiền Quang

Văn hóa Nhật bản

Theo cách phân chia thông thường hiện nay thì Việt Nam và Nhật Bản ở vào hai khu vực văn hoá khác nhau. Nhật Bản là một quần đảo ở Đông Á, còn Việt Nam thuộc khu vực Đông Nam Á. Hơn nữa, Việt Nam và Nhật Bản lại cùng chịu nhiều ảnh hưởng từ văn minh Trung Hoa
Nhật Bản, là quốc gia có vốn viện trợ ODA cho Việt Nam lớn nhất trong khu vực. Vì vậy, có thể nói tầm ảnh hưởng của hai nước được này có tác động mạnh mẽ và tích cực, không chỉ nhìn từ góc độ kinh tế mà cả trên mọi bình diện: văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, ... Trong bài viết này, tôi xin được đề cập tới tương quan văn hóa Việt – Nhật xuất phát từ những nét tương đồng về lịch sử và bề dày văn hóa của 2 quốc gia.

TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT
van hoa nhat banTheo cách phân chia thông thường hiện nay thì Việt Nam và Nhật Bản ở vào hai khu vực văn hoá khác nhau. Nhật Bản là một quần đảo ở Đông Á, còn Việt Nam thuộc khu vực Đông Nam Á. Hơn nữa, Việt Nam và Nhật Bản lại cùng chịu nhiều ảnh hưởng từ văn minh Trung Hoa. Nền văn minh Trung Hoa cổ đại khi được du nhập vào hai quốc gia này đã diễn ra quá trình giao lưu và tiếp biến với những nét đẹp văn hóa truyền thống của cả hai dân tộc nên có không ít những điểm tương đồng. Nhưng nếu đi sâu nghiên cứu những biểu hiện của ảnh hưởng này chúng ta cũng có thể dễ dàng tìm ra những khác biệt đáng kể. Điều đó được thể hiện qua cách thức mỗi quốc giaứng xử với văn hoá ngoại lai.
Văn hoá được sản sinh trong một không gian nhất định và thường chịu tác động của môi trường tự nhiên, nhưng văn hoá không bao giờ là đóng kín. Sự lan toả những giá trị của một nền văn hoá này tới những nền văn hoá khác hay còn gọi là quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa là một hiện tượng tự nhiên, nhưng cách ứng xử trước hiện tượng tự nhiên ấy là phụ thuộc vào,và cũng chính vì vậy, phản ánh đặc trưng của chính những nền văn hoá chịu những tác động ấy. Vì vậy đây có thể coi là một trong những tiêu chí để có thể xét sự tương đồng và khác biệt giữa các nền văn hoá.Có thể phân loại theo các tiêu chí chủ yếu sau:

Xét theo tiêu chí thứ nhất về điều kiện tự nhiên và môi trường sinh thái, có thể thấy Việt Nam là một bán đảo với  diện tích tự nhiên hơn 33 vạn km2 và hơn 3000 km bờ biển. Trong khi đó, Nhật Bản là một quần đảo với 3.600 hòn đảo lớn nhỏ quây quần xung quanh 4 hòn đảo lớn. Tổng diện tích tự nhiên  377.000 km2 và 29.000 km bờ biển

Tuy có diện tích tự nhiên rộng hơn, nhưng khác với Việt Nam, Nhật Bản có tới 75% diện tích là núi và 67% rừng xanh che phủ. Với lượng mưa không lớn (trung bình khoảng 300mm/năm) và do địa hình núi gần biển, Nhật Bản không có nhiều sông. Hầu hết các con sông đều ngắn, nhỏ và nghèo phù sa. Nhật Bản hầu như không có những đồng bằng châu thổ màu mỡ, hình thành nên các vựa lúa lớn như: đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long. Ngay cả những vùng được gọi là đồng bằng như vùng Kanto và Kansai, thực chất cũng chỉ là những thung lũng lớn được tạo thành bởi nham thạch của  núi lửa. Điểm khác biệt lớn nhất và cũng là bất lợi nhất so với Việt Nam đó là Nhật Bản có tới  200 núi lửa, 60 ngọn trong số đó vẫn còn đang hoạt động. Chính vì vậy mà biểu tượng của người Nhật là núi lửa Fuji.Cả nước có khoảng 300 thung lũng, bị chia cắt thành 7 vùng núi lửa.

Bù lại sự chật hẹp về đất đai cư trú và trồng trọt, Nhật Bản có hệ thống cảng biển dày đặc.Khí hậu Nhật Bản là những mảng màu khác biệt và đối lập nhau. Có vùng lạnh, hầu như quanh năm được bao phủ bởi băng tuyết (đảo Hokkaido), lại có vùng ấm như Đông Nam á (Okinawa và các đảo cực nam). Quanh năm có 4 mùa rõ rệt nhưng độ ẩm không cao. Khí hậu nói chung không thật thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Trong khi đó, Nhật Bản được coi là nước thiên tai rất khắc nghiệt với sự hoành hành thường xuyên của động đất, lũ quét, sóng thần, bão biển và núi lửa.

Do địa hình chia cắt, văn hoá Nhật Bản có thể chia thành nhiều vùng - địa phương. Nghèo về tài nguyên kể cả đất canh tác, Nhật Bản chỉ có khoảng 2,5 triệu ha  đất có thể canh tác được nhưng chỉ trong một vụ xuân hè.

Nhật Bản nằm giữa biển, nhưng trong các giai đoạn lịch sử  trước khi có sự xuất hiện của người châu Âu, vị trí địa lý của quần đảo tương đối cách biệt nên ít chịu tác động tự nhiên mà thường chủ động du nhập các yếu tố văn minh từ bên ngoài.

Khác với Việt Nam với đặc trưng về cư dân và đặc trưng văn hoá, Việt Nam luôn được nhận diện như một quốc gia đa tộc người, ít nhất có tới 54 tộc người với ngôn ngữ và truyền thống văn hoá khác nhau, nhưng có một dân tộc chủ thể là người Kinh (hay Việt), thì Nhật Bản là một quốc gia thuần chủng, có bản sắc chung rất rõ nét. Trong kết cấu cư dân hiện nay, 99,4% dân số là người Nhật, bộ phận những cư dân khác còn lại chỉ chiếm 0,6% (gồm 600.000 người Triều Tiên, 40.000 người Trung Quốc và khoảng 20.000 Ainu).Quá trình “thuần chủng hoá” này đã diễn ra trong một quá trình lịch sử lâu dài trong điều kiện quần đảo Nhật Bản sống tương đối tách biệt với thế giới bên ngoài.

Địa hình bị chia cắt bởi núi non, thung lũng và đảo dẫn tới sự hình thành nhiều dạng thức văn hoá địa phương.

Xét về tác động của môi trường có thể thấy biển, núi, thung lũng, khí hậu ôn đới, núi lửa và động đất là những nhân tố tự nhiên tác động mạnh mẽ và thường xuyên đến quá trình hình thành văn hoá truyền thống Nhật Bản. Do tác động đó mà tính cách Nhật Bản cứng rắn, tiết kiệm, trung thành với các giá trị truyền thống và rất cầu toàn.Vị trí địa lý tương đối biệt lập (của cả quần đảo và của từng vùng) đã tạo nên tính cách đóng kín nhưng lại luôn luôn mong muốn  hội nhập và học tập cái hay ở con người và dân tộc khác

Về hoàn cảnh lịch sử, Nhật Bản hầu như không phải đối phó với ngoại xâm.
Thay vì các cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc, nội chiến giữa các thế lực phong kiến địa phương diễn ra tương đối thường xuyên và kết cục dẫn đến sự hình thành thiết chế Mạc phủ mà thực chất là sự thống trị của chính quyền quân sự, đứng đầu là các dòng họ Shogun (Tướng quân) song song với  sự tồn tại phần nhiều trên danh nghĩa một chính quyền dân sự do Thiên hoàng đứng đầu.Hoàn cảnh lịch sử này đã tạo nên tính kỉ luật, đề cao vai trò người chỉ huy. Chuẩn mực đạo đức là đề cao giữ chữ tín..

Tôn giáo giữ vị trí độc tôn ở Nhật Bản là Shinto (Thần đạo). Tôn giáo này đã hoà trộn nhiều yếu tố Nho, Phật trên nền tín ngưỡng thờ tổ tiên là nữ thần mặt trời. Các tôn giáo khác ở Nhật rất kém phát triển, trừ phật giáo Đại thừa. Nhật Bản đã có thời coi văn minh Trung Hoa là mẫu hình lý tưởng để học theo, nhưng Nho giáo khi du nhập vào Nhật Bản không phải là nguyên mẫu. Người Nhật đã chọn lựa từng bộ phận nhưng rất tuân thủ giáo lý.

Cũng giống như Nhật Bản, đặc trưng văn hoá Việt được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài do tác động của nhiều nhân tố, nhưng nhìn chung có thể coi những nhân tố sau đây có vai trò tác động chính yếu:

- Tác động của môi trường “nước”. Như chúng ta đã biết, Việt Nam là một quốc gia giáp biển, với bờ biển dài 3260 km, trải dài từ cực Bắc đến cực Nam .Do đặc điểm này mà hình thành các dạng thức văn hoá sông - nước với những tính cách của cư dân ở gần/trên sông, nước (can đảm, linh hoạt, mềm dẻo, dễ thích ứng, giỏi xử lí tình huống...).

- Tác động của  hoàn cảnh lao động sản xuất (nông nghiệp trồng lúa nước). Trong quá trình chinh phục đồng bằng châu thổ, đắp đê, điều tiết nước để sản xuất và hợp lực phòng chống lũ lụt, người Việt cần tới sức mạnh cố kết cộng đồng. Đó là lí do mà Làng, một loại hình tụ cư đậm tính cố kết trở thành hội điểm của rất nhiều đặc trưng văn hoá. Trong bảng giá trị truyền thống, đoàn kết (cố kết cộng đồng), hiếu với cha mẹ (gia đình hạt nhân là tế bào xã hội) và trọng lão (trọng kinh nghiệm) luôn là những chuẩn mực được đề cao và gìn giữ từ thế hệ này đến thế hệ khác, trên khắp mọi nẻo đường của đất nước.

- Tác động của hoàn cảnh lịch sử mà nổi bật là phải thường xuyên đối phó với các cuộc chiến tranh xâm lược trong suốt bốn nghìn năm lịch sử dựng và giữ nước của dân tộc. Tác động này đã tạo nên truyền thống bất khuất kiên cường, có ý thức độc lập tự chủ cao. Đồng thời cũng chính do tác động này mà thiết chế cộng đồng được gia cố thêm, tạo thành một nét văn hóa đặc sắc và mang đậm dấu ẩn bản sắc dân tộc mà không phải quốc gia nào cũng có được.

Về tôn giáo, tín ngưỡng, người Việt coi trọng đạo thờ cúng tổ tiên. Trong quá trình tiếp xúc với văn minh Trung Hoa, ấn Độ và phương Tây, Nho giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo lần lượt được du nhập vào Việt Nam. Các tôn giáo ngoại lai và các loại hình tín ngưỡng bản địa đã dung hợp nhau cùng tồn tại và phát triển. Vì vậy, có thể nói, Việt Nam trở thành một xứ sở hỗn dung tôn giáo.

van hoa nhat banSự khác biệt trong văn hoá còn thể hiện ở tính cách ứng xử của hai dân tộc. Một bên là mềm mỏng, linh hoạt, dễ thích ứng, một bên coi trọng nguyên tắc, kỉ luật. Trong bảng giá trị đạo đức, người Việt trọng hiếu còn người Nhật thì trọng tín.Trong quá trình tiếp xúc với văn hoá ngoại lai, Việt Nam có ưu thế về vị trí địa lý. Và trên thực tế đã tiếp thu không ít những giá trị từ những nền văn hoá khác. Tuy nhiên do những đặc điểm riêng, ứng xử truyền thống của  người Việt với văn hoá ngoại lai thường bắt đầu từ sự thụ động, rồi sau đó chấp nhận nhưng tìm mọi cách cải biến theo chuẩn mực của mình. Trong khi đó, do hoàn cảnh lịch sử và những đặc trưng văn hoá khác biệt, người Nhật luôn cho rằng ở ngoài Nhật Bản có rất nhiều giá trị văn hoá cao hơn, nếu tiếp thu được sẽ tạo cho văn hoá của họ những bước nhảy vọt (kỹ thuật đúc đồng, lúa nước, các chuẩn mực văn minh Trung Hoa...), vì vậy ứng xử truyền thống của  người Nhật là tôn trọng và tìm cách tiếp thu các tinh hoa văn hóa, khoa học – kĩ thuật của các dân tộc khác.

Không thể phủ nhận những nét  tương đồng văn hoá giữa Việt Nam và Nhật Bản (đồng văn, đồng chủng). Điều này đúng vì cả hai dân tộc đều sinh tồn và phát triển trên chiếc nôi của nền văn minh chấu Á lấy nghề trồng lúa nước làm nền tảng kinh tế, đều chịu ảnh hưởng từ văn minh Trung Hoa và xét trên nhiều khía cạnh cụ thể cũng có thể tìm ra những điểm tương đồng.Đó chính là cơ sở thuận lợi trong quá trình giao lưu, hợp tác và học hỏi lẫn nhau.

Trải qua bao biến cố của lịch sử, sự cộng hưởng và hòa nhập giữa hai nền văn hóa Việt – Nhật vẫn diễn ra, vượt qua mọi rào cản của không gian và thời gian.Điều đó được minh chứng bởi sự ra đời ngày càng nhiều của các hoạt động, chương trình giao lưu văn hóa giữa 2 nước, các chương trình trao đổi du học sinh,….

Vậy những dấu ấn văn hóa trong quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa Việt – Nhật ấy hiện diện và có ảnh hưởng tới đời sống của 2 quốc gia như thế nào, rất mong các bạn đón đọc ở kì 2...

 

ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ
   - Những người đang đi học hay đi làm có bằng THPT trở lên    
   - Những người đã xin visa tại các công ty du học khác bị rớt    
- Những người đã đi tu nghiệp về đăng ký đi du học trở lại   

Liên hệ với chúng tôi để biết thêm chi tiết

du hoc nhat ban