Du Học Nhật Bản Du Học Nhật Bản

Nghệ thuật trà đạo Nhật Bản

Nghi thức được bắt đầu cử hành tại một phòng trà đơn giản, nhưng trang nhã gọi là “Trà Thất” (Tea House), chỗ đi vào phòng trà là một cửa thấp được che bằng rèm. Sở dĩ cửa được làm thấp, là để xóa đi rào cản sang hèn trong xã hội, ai cũng phải cúi mình cung kính bước vào phòng, và người chủ thì quỳ phía trước để  hoan nghênh tiếp và biểu lộ sự tôn kính với khách.

Trong phòng trà, trên bốn bức tường người ta thường treo những bức thư pháp, những chiếc quạt giấy kiểu Nhật, những bức tranh thủy mặc, có cả những bình hoa được cắm tỉa để trang trí và cũng là một vật để biểu hiện sự chào đón của chủ đối với khách. Tất cả được trang trí hài hòa, đẹp mắt trên bốn bức tường tạo cảm giác êm ả, ấm cúng cho người thưởng thức trà.

Phòng trà không có ghế ngồi mà chỉ có chiếc bàn thấp, có chiều cao độ khoảng 30 cm. Người uống trà phải xếp bằng trên “Tọa cụ”, đây là loại nệm ngồi mà những người tọa thiền thường sử dụng. Trên bàn trà được đặt 1 lư đốt trầm bằng gốm đỏ, 1 cái đèn giấy kiểu Nhật chỉ đủ tỏa ánh sáng vừa đủ cho bàn trà. “Trà cụ” được bày ra trên bàn gồm có: Ấm, chén, bình đựng trà, bình chuyên, bình hãm trà, bếp lò than, nồi châm trà, gáo pha trà, đồ gạt trà.

Trước hết, phải đun nước bằng bếp lò than, bằng kinh nghiệm những Trà nhân sau khi nhận biết nước trong nồi đun vừa đủ độ nóng thích hợp để pha trà (khoảng 60 độC), bằng động tác thuần thục họ mới bắt đầu tráng ấm chén, rồi bỏ trà vào ấm. Tiếp theo,họ mới nhẹ nhàng dùng 1 chiếc gáo bằng gỗ múc nước trong nồi đun chế vào ấm trà. Sau khi hãm trà trong vài phút để trà được hòa vào nước mà vẫn giữ nguyên phẩm chất và hương vị của nó, họ cẩn thận rót vào bình chuyên, rồi từ bình chuyên mới châm trà vào chén. Việc cuối cùng là đặt những chén trà lên bàn, mời khách dùng trà với 1 cung cách lễ phép kiểu Nhật.

Khách uống trà phải dùng hai tay nâng bát trà, đưa bát trà từ trái qua phải một vòng, và nhất định trong vòng ba ngụm phải uống hết. Ngụm cuối cùng nên có kèm theo một tiếng “khà” nho nhỏ để biểu thị sự tán thưởng khen ngợi.

Toàn bộ nghi thức Chanoyu cổ truyền cần từ 3-4 tiếng, gồm bốn giai đoạn. Bước đầu tiên được gọi là “Hoài thạch”. Sau khi những người khách đã an vị, chủ nhà sẽ mời khách dùng một ít thức ăn điểm tâm (thường là bánh). Bước thứ hai là “Trung lập”. Khách sau khi dùng món điểm tâm xong sẽ đi xuống Trà đình và ngồi nghỉ tại đó. Sau đó là “Ngự tòa nhập”, lúc này khách sẽ được dâng trà đặc. Và cuối cùng là dùng “trà loãng”. Ngày nay có rất nhiều cuộc trà, và người ta đã đơn giản hóa nó đến mức chỉ còn bước cuối cùng. Hơi tiếc cho chúng ta, phải không? Hy vọng 1 ngày nào đó ta được dự một nghi thức Chanoyu đúng phong cách cổ truyền^^.

Nghệ thuật Trà Đạo có 4 đức tính cao quý là: “Hòa, Kính, Thanh, Tịch”
+ Hòa: Hòa là hòa đồng, hòa điệu và hòa nhã. Đến với nghệ thuật Trà Đạo cần thể hiện sự hòa nhã, lễ độ, trong buổi uống trà nên cùng nhau hòa điệu để chia sẻ cảm thông với nhau, đối với cảnh vật xung quanh chúng ta nên hòa đồng.
+ Kính: Đức tính “Kính” trong Trà Đạo thể hiện qua hành vi kính trọng, lễ kính. Nó sẽ làm con người biết nhún nhường nhau, từ đó nết hạnh sẽ nảy nở trong lòng mọi người.
+ Thanh: Thanh trong Trà Đạo được hiểu là trong sạch. Một ly nước cáu bẩn nhiều để lâu ngày chất bẩn lắng xuống, nó sẽ trong sạch. Điều này cũng giống như con người nếu lắng tâm yên tĩnh nhiều ngày, tâm hồn sẽ trở nên thanh tịnh.
+ Tịch: Tịch có nghĩa là sự vắng lặng, tĩnh lặng. Chính sự tĩnh lặng mới khiến tâm trong sáng (“Thanh”) từ đó là động cơ để phát khởi 2 đức tính:”Kính” và Hòa”

Nghệ thuật Trà Đạo còn có 7 quy tắc:
* Trà cần đậm nhạt vừa miệng
* Lửa to nhỏ vừa phải
* Tùy theo thời tiết bốn mùa mà để cho độ nóng của trà thích ứng theo
* Hoa cắm trong phòng phải tươi mới
* Người đến thưởng trà phải đến sớm (thông thường là khoảng 20-30 phút so với thời gian được mời)
* Bất luận trời mưa hay nắng cũng phải mang áo mưa theo
* Quan tâm chu đáo đến khách, kể cả khách của khách

Từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc, xuyên suốt cả buổi lễ là một tinh thần đầm ấm hòa hoãn và thân mật, đem lễ nghi để đãi khách, đó là phong cách của dân tộc Nhật Bản.


Công Ty Hiền Quang Chuyên Du Học Nhật Bản

ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ
   - Những người đang đi học hay đi làm có bằng THPT trở lên    
   - Những người đã xin visa tại các công ty du học khác bị rớt    
- Những người đã đi tu nghiệp về đăng ký đi du học trở lại   

Liên hệ với chúng tôi để biết thêm chi tiết

du hoc nhat ban