Du Học Nhật Bản Tìm hiểu Nhật bản Lịch sử Nhật Bản thời kỳ Nara

Lịch sử Nhật Bản thời kỳ Nara

Lịch sử Nhật bản: Thời kỳ Nara (奈良時代 | Nại Lương thời đại) kéo dài từ năm 710 đến năm 794. Nữ hoàng Genmei (元明天皇 Gemmei Tennō, Nguyên Minh Thiên Hoàng) đặt kinh đô tại Heijō-kyō (平城京, Bình Thành Kinh ngày nay là Nara). Ngoại trừ 5 năm (740-745) kinh đô phải dời đi nơi khác, đó là kinh đô của Nhật bản cho đến khi Hoàng đế Kammu (桓武天皇 Kammu Tennō, Hoàn Vũ Thiên Hoàng) đặt kinh đô tại Nagaoka-kyō (長岡京, Trường Cương Kinh) vào năm 784 trước khi di chuyển đến Heian-kyō (平安京, Bình An Kinh)  hoặc Kyoto (京都, Kinh Đô) một thập niên sau vào năm 794. Kinh đô Nara được xây dựng theo mô hình của Tràng An (長安, Tây An ngày nay, 西安) là kinh đô của nhà Đường Trung quốc. Trong những lãnh vực khác, tầng lớp thượng lưu Nhật bản đã lấy người Trung quốc làm kiểu mẫu kể cả du nhập chữ viết của Trung quốc (Nhật bản: kanji, 漢字, Hán tự) và Phật giáo.
Thiên hoàng có uy quyền lớn. Văn hoá thời nhà Đường của Trung Quốc được du nhập ồ ạt trở thành động lực phát triển mạnh mẽ của văn hóa bản địa. Dựa vào những cố gắng của Triều đình những tác phẩm đầu tiên của lịch sử văn hóa Nhật bản thời kỳ Nara đã được ghi chép lại. Các tác phẩm như Cổ sự kí (古事記) và Nihon shoki (日本書紀, Nhật Bản thư kỉ) mang tính chất chính trị nguyên thủy đã được lưu lại và do đó quyền tối cao của các Hoàng đế Nhật bản đã được xác định và thiết lập. Nhờ vào sự truyền bá chữ viết các bài thơ Nhật bản được bắt đầu sáng tác như là bài waka (和歌, Hòa ca). Theo thời gian các bộ sưu tập thơ cá nhân được xuất bản. Bộ sưu tập thơ lớn nhất của Nhật bản là Vạn diệp tập (万葉集) vào khoảng sau năm 759. Chữ viết Trung quốc được dùng để diễn đạt âm thanh của Nhật bản (được gọi là man'yōgana (万葉仮名, Vạn Diệp Giả Danh) cho đến khi kana được phát minh.
Một phát triển văn hóa quan trọng khác trong thời đại này là Phật giáo đã được chính thức hóa. Vào thế kỷ thứ 6 Phật giáo đã được Baekje đưa vào Nhật bản nhưng sự tiếp thu bị pha trộn cho đến khi Hoàng đế Shōmu (聖武天皇 Shōmu Tennō. Thành Võ Thiên Hoàng) ở thời kỳ Nara thành tâm đón nhận. Hoàng đế Shōmu và thân tộc Fujiwara của ông là các Phật tử nhiệt thành đã tích cực truyền bá Phật giáo biến Phật giáo thành "người bảo vệ đất nước" và là một phương cách làm cho thể chế Nhật bản thêm vững mạnh.

Theo Wikipedia Nhật Bản

ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ
   - Những người đang đi học hay đi làm có bằng THPT trở lên    
   - Những người đã xin visa tại các công ty du học khác bị rớt    
- Những người đã đi tu nghiệp về đăng ký đi du học trở lại   

Liên hệ với chúng tôi để biết thêm chi tiết

du hoc nhat ban