Hiển nhiên các mùa ở Nhật rất lạ, giống như tính khí người con gái. Có lúc êm dịu, nhẹ nhàng, có lúc hung bạo, khắc nghiệt nhưng lúc nào cũng muốn mình thật rực rỡ, tươi mới. Điều đó khiến cho biết bao người muốn khám phá chiêm ngưỡng…
Mùa xuân - Cái đẹp vô thường
Dự báo thời tiết ở Nhật có một điểm rất thú vị mà không quốc gia thứ hai nào trên thế giới giống như vậy. Dự báo thời tiết về tình hình hoa anh đào nở. Người Nhật say mê hoa anh đào đến nỗi họ nhận rằng: “Nếu là hoa, xin làm hoa anh đào. Nếu là người, xin làm một võ sĩ đạo - A flower is a cherry blossom, a person is a Samurai".
Những cánh hoa đào (Sakura) sẽ rụng rơi khi còn đương độ tươi thắm. Năm cánh hoa sắc hồng mỏng manh bay theo làn gió trông như những bông hoa tuyết đang bay. Người võ sĩ đạo tự ví cuộc đời mình như hoa anh đào, đẹp tựa như hoa khi nở và tắt lụi đúng ở đỉnh cao rực rỡ của nó. Biết chết một cách cao đẹp chính là cái đẹp cao cả nhất. Trong khí trời mùa xuân, những cánh hoa rơi như rải thảm đầy những lối đi. Trong cơn mưa mùa xuân, khúc hát về vẻ đẹp phù du như trỗi lên, những gì đẹp đẽ thường ngắn ngủi và sự tàn phai giữa độ tươi thắm cũng là cái đẹp. Chính vì lẽ đó mà hoa đào được tôn vinh là quốc hoa ở Nhật. Nó biểu trưng trọn vẹn cho triết lý sống chết của người Nhật, biểu trưng cho vẻ đẹp thanh cao và là nỗi buồn về sự vô thường.
Tình cảm của người Nhật dành cho hoa đào là vô bờ bến. Ở công viên, trường học, ao hồ... hoa đào đều hiện hữu. Khi xuân đến, trời ấm dần lên, cả một màu hồng phấn ôm trọn núi đồi, phố phường, tầng tầng lớp lớp cây nọ nối cây kia tạo nên một bức tranh tuyệt tác. Dưới bóng hoa đào, người ta tụ tập ngắm hoa, làm thơ, ca hát nhảy múa.
Dưới ánh đèn lấp lánh vào ban đêm, hoa anh đào mang vẻ đẹp khác hẳn. Ánh đèn sẽ được chiếu sáng từ những tán hoa anh đào, khác với ban ngày, không gian trở nên huyền hoặc hơn, lãng mạn hơn. Có rất nhiều loại hoa anh đào khác nhau, từ loại hoa mọc dại trên núi cho đến những loại được lai tạo kỳ công để phục vụ nhu cầu thưởng ngoạn của con người như: Someiyoshino, Kasumizakura, Edohiga, Oshimazakura, Oyamazakura, Yamazakura với đủ màu sắc: trắng, hồng nhạt, đỏ… Loại Someiyoshino được trồng nhiều nhất, sinh trưởng nhanh, chỉ khoảng 10 năm đã trở thành 1 cây lớn và cho hoa nở nhanh hơn loại khác. Từ thời Meiji loại này đã được trồng phổ biến trên khắp nước Nhật. Hoa lại nở trước rồi mới mọc lá, cánh hoa cũng to hơn so với các loại khác có vẻ đẹp quý phái.
Thời gian Mankai (nở rộ) của những loại này cũng khác nhau. Tùy theo từng chủng loại hoa và điều kiện môi trường thời tiết mà tuổi thọ của hoa anh đào cũng khác nhau. Loài hoa Someiyoshino có tuổi thọ 7 ngày kể từ ngày Mankai. Loài hoa Kanzakura thì được lâu hơn chừng 10~12 ngày kể từ ngày Mankai.
Theo “Cổ sự ký” Sakura là cách gọi lái từ Sakuya - là tên trích trong tên của Nữ thần Konohana. Nữ thần này chính là người đầu tiên gieo hạt giống cây hoa anh đào trên núi Phú Sĩ nên được coi là Nữ thần Sakura. Nữ thần có sắc đẹp tuyệt vời và loài hoa sakura khi nở cũng mang vẻ đẹp tựa như sắc đẹp của bà.
Hoa anh đào còn là biểu tượng của hòa bình. Khi nước Nhật tặng hoa anh đào cho các nước khác trên thế giới là họ bày tỏ thiện chí đẹp đẽ của mình với bạn bè.
Nếu bạn muốn tận mắt chứng kiến vẻ đẹp hoa anh đào tại đất nước Mặt trời mọc thì hãy nên có kế hoạch sắp xếp ngay từ bây giờ. Tiết lộ cho bạn 1 số nơi tuyệt vời để ngắm hoa: Công viên Shinjuku Gyoen, Công viên Ueno Onshi, Đền Asakusa Kannon, Con phố Nakano, Công viên Inokashira Onshi…
Chắc chắn rằng bạn sẽ cảm thấy rất thú vị!
Mùa hạ - Chào đón nữ hoàng muôn hoa
Khi những bông hoa đỗ quyên, tử đằng, diên vĩ và vô vàn các loài hoa dại nhường chỗ cho những cơn mưa tháng sáu thì sứ giả của mùa hạ dần lộ diện.Sau cơn mưa ướt át là những ngày nắng ấm, loài hoa mẫu đơn kiêu kì rực rỡ khoe sắc dưới nắng mai. Bông hoa quốc sắc thiên hương này từng rất được ưu ái qua nhiều triều đại, với mệnh danh "Chúa của muôn hoa” và được ca tụng trong văn thơ, nhạc và tranh vẽ. Loài hoa này được nhiều quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Mỹ.... chọn làm biểu tượng.
Mùa Thu – Rừng cây lá đỏ
Biểu tượng của mùa thu là cây phong. Người Nhật cũng có lễ hội ngắm cây phong mùa thu như lễ hội hoa anh đào vậy. Những cây phong với các sắc vàng, cam và đỏ rực làm sáng cả trời Nhật Bản. Tại Nara, gần đền Kasuga, dưới tán cây phong, cả ngàn con nai lang thang tạo nên cảnh trí lãng mạn tuyệt vời làm tốn không ít bút mực của các bậc văn nhân thi sĩ.
Mùa thu còn được điểm tô bằng “Gương mặt sớm mai”- hoa Asagô. Loài hoa với vẻ đẹp bình dị nhưng không kém phần rực rỡ cũng được người Nhật yêu thích. Tuy chỉ là loài hoa dại nhưng người Nhật rất quý trọng, nhà thơ Chiyô vào buổi sáng sớm nhìn hoa rơi trên mặt nước không nỡ đành đánh động cánh hoa.
“A! Hoa Asago
Chiếc gầu vương hoa bên giếng
Đành xin nước nhà bên”
(Nhà thơ Chiyô)
Mùa đông – Vẻ đẹp băng giá
Mùa đông bắt đầu vào tháng 12. Tuyết bắt đầu rơi, khắp nơi toàn một màu nâu xám.
Đỉnh Fuji bảng lảng trong sương tuyết “buông xuống từ trời như một chiếc quạt trắng muốt” (Thi sĩ thời Tôkugawa) chính là địa danh không thể không nhắc đến, bởi lẽ vẻ đẹp hầu như hoàn hảo của nó, đặc biệt là vào mùa đông, khi nửa phần trên của núi phủ tuyết trắng. Là ngọn núi cao nhất ở Nhật Bản với hình chóp bốn cạnh rất đều đặn, hoàn chỉnh và điển hình, cao 3.776 m, diện tích 90,76 km2, đỉnh Phú Sĩ làm hút hồn du khách bởi cảnh đẹp suốt bốn mùa trong năm, là nguồn thi hứng cho nhiều thế hệ con người.
Chuyện xưa kể rằng, ngày xưa có một ông lão đi vào rừng sâu chặt tre. Ông chặt đến một đoạn tre có màu vàng óng và thấy bên trong có một bé gái mình dài ba tấc. Ông lão đem đứa bé về nhà nuôi. Năm tháng trôi qua, bé gái lớn dần và trở thành một cô gái xinh đẹp kiều diễm. Nhiều chàng trai đem lòng thương yêu và cầu hôn nhưng cô gái đều từ chối. Việc này đến tai vua, vua cũng muốn chiếm cô gái xinh đẹp này nhưng không được toại nguyện. Cô gái ấy vốn là một tiên nữ trên cung trăng. Nàng mắc tội nên bị đày xuống trần gian chịu tội. Mãn hạn rồi nàng sẽ được về trời. Để trả ơn nuôi dưỡng của ông lão, trước khi giã từ ông để bay về trời, nàng gửi lại biếu ông một bọc thuốc “trường sinh bất tử”. Còn vua nổi trận lôi đình vì không lấy được nàng. Vua cho người đến cướp lấy bọc thuốc ấy, đặt lên một đỉnh núi cao gần nhất trời đất rồi đốt. Đá trên đỉnh núi bị đốt nóng biến thành màu đỏ rực như lửa. (Chuyện dân gian Nhật Bản “Vật biết nói trong ống tre”).
Quả núi ấy là núi Phú Sĩ.
Tại đây, mùa xuân hoa lá xanh tươi, mùa hè nước chảy róc rách chim muông hót ca, mùa thu lá đỏ phủ trùm núi đồi, mùa đông băng tuyết trắng xóa.
Đến Nhật ai cũng muốn 1 lần được leo lên núi Phú Sĩ. Dù rằng đường lên núi với bao khó khăn, thời tiết, giông gió thất thường nhưng “Không lên đỉnh núi không phải là hào kiệt”.
Đến Nhật, du khách lạc vào xứ huyền ảo bởi những nét văn hóa độc đáo nơi đây. Tất cả đều chỉnh chu, đẹp đẽ. Nét văn hóa truyền thống ấy đem lại cho du khách nhiều ấn tượng sâu sắc khó quên.
Nhật Bản - Xứ mộng diễm kiều.
Mùa xuân - Cái đẹp vô thường
Dự báo thời tiết ở Nhật có một điểm rất thú vị mà không quốc gia thứ hai nào trên thế giới giống như vậy. Dự báo thời tiết về tình hình hoa anh đào nở. Người Nhật say mê hoa anh đào đến nỗi họ nhận rằng: “Nếu là hoa, xin làm hoa anh đào. Nếu là người, xin làm một võ sĩ đạo - A flower is a cherry blossom, a person is a Samurai".
Những cánh hoa đào (Sakura) sẽ rụng rơi khi còn đương độ tươi thắm. Năm cánh hoa sắc hồng mỏng manh bay theo làn gió trông như những bông hoa tuyết đang bay. Người võ sĩ đạo tự ví cuộc đời mình như hoa anh đào, đẹp tựa như hoa khi nở và tắt lụi đúng ở đỉnh cao rực rỡ của nó. Biết chết một cách cao đẹp chính là cái đẹp cao cả nhất. Trong khí trời mùa xuân, những cánh hoa rơi như rải thảm đầy những lối đi. Trong cơn mưa mùa xuân, khúc hát về vẻ đẹp phù du như trỗi lên, những gì đẹp đẽ thường ngắn ngủi và sự tàn phai giữa độ tươi thắm cũng là cái đẹp. Chính vì lẽ đó mà hoa đào được tôn vinh là quốc hoa ở Nhật. Nó biểu trưng trọn vẹn cho triết lý sống chết của người Nhật, biểu trưng cho vẻ đẹp thanh cao và là nỗi buồn về sự vô thường.
Tình cảm của người Nhật dành cho hoa đào là vô bờ bến. Ở công viên, trường học, ao hồ... hoa đào đều hiện hữu. Khi xuân đến, trời ấm dần lên, cả một màu hồng phấn ôm trọn núi đồi, phố phường, tầng tầng lớp lớp cây nọ nối cây kia tạo nên một bức tranh tuyệt tác. Dưới bóng hoa đào, người ta tụ tập ngắm hoa, làm thơ, ca hát nhảy múa.
Dưới ánh đèn lấp lánh vào ban đêm, hoa anh đào mang vẻ đẹp khác hẳn. Ánh đèn sẽ được chiếu sáng từ những tán hoa anh đào, khác với ban ngày, không gian trở nên huyền hoặc hơn, lãng mạn hơn. Có rất nhiều loại hoa anh đào khác nhau, từ loại hoa mọc dại trên núi cho đến những loại được lai tạo kỳ công để phục vụ nhu cầu thưởng ngoạn của con người như: Someiyoshino, Kasumizakura, Edohiga, Oshimazakura, Oyamazakura, Yamazakura với đủ màu sắc: trắng, hồng nhạt, đỏ… Loại Someiyoshino được trồng nhiều nhất, sinh trưởng nhanh, chỉ khoảng 10 năm đã trở thành 1 cây lớn và cho hoa nở nhanh hơn loại khác. Từ thời Meiji loại này đã được trồng phổ biến trên khắp nước Nhật. Hoa lại nở trước rồi mới mọc lá, cánh hoa cũng to hơn so với các loại khác có vẻ đẹp quý phái.
Thời gian Mankai (nở rộ) của những loại này cũng khác nhau. Tùy theo từng chủng loại hoa và điều kiện môi trường thời tiết mà tuổi thọ của hoa anh đào cũng khác nhau. Loài hoa Someiyoshino có tuổi thọ 7 ngày kể từ ngày Mankai. Loài hoa Kanzakura thì được lâu hơn chừng 10~12 ngày kể từ ngày Mankai.
Theo “Cổ sự ký” Sakura là cách gọi lái từ Sakuya - là tên trích trong tên của Nữ thần Konohana. Nữ thần này chính là người đầu tiên gieo hạt giống cây hoa anh đào trên núi Phú Sĩ nên được coi là Nữ thần Sakura. Nữ thần có sắc đẹp tuyệt vời và loài hoa sakura khi nở cũng mang vẻ đẹp tựa như sắc đẹp của bà.
Hoa anh đào còn là biểu tượng của hòa bình. Khi nước Nhật tặng hoa anh đào cho các nước khác trên thế giới là họ bày tỏ thiện chí đẹp đẽ của mình với bạn bè.
Nếu bạn muốn tận mắt chứng kiến vẻ đẹp hoa anh đào tại đất nước Mặt trời mọc thì hãy nên có kế hoạch sắp xếp ngay từ bây giờ. Tiết lộ cho bạn 1 số nơi tuyệt vời để ngắm hoa: Công viên Shinjuku Gyoen, Công viên Ueno Onshi, Đền Asakusa Kannon, Con phố Nakano, Công viên Inokashira Onshi…
Chắc chắn rằng bạn sẽ cảm thấy rất thú vị!
Mùa hạ - Chào đón nữ hoàng muôn hoa
Khi những bông hoa đỗ quyên, tử đằng, diên vĩ và vô vàn các loài hoa dại nhường chỗ cho những cơn mưa tháng sáu thì sứ giả của mùa hạ dần lộ diện.Sau cơn mưa ướt át là những ngày nắng ấm, loài hoa mẫu đơn kiêu kì rực rỡ khoe sắc dưới nắng mai. Bông hoa quốc sắc thiên hương này từng rất được ưu ái qua nhiều triều đại, với mệnh danh "Chúa của muôn hoa” và được ca tụng trong văn thơ, nhạc và tranh vẽ. Loài hoa này được nhiều quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Mỹ.... chọn làm biểu tượng.
Mùa Thu – Rừng cây lá đỏ
Biểu tượng của mùa thu là cây phong. Người Nhật cũng có lễ hội ngắm cây phong mùa thu như lễ hội hoa anh đào vậy. Những cây phong với các sắc vàng, cam và đỏ rực làm sáng cả trời Nhật Bản. Tại Nara, gần đền Kasuga, dưới tán cây phong, cả ngàn con nai lang thang tạo nên cảnh trí lãng mạn tuyệt vời làm tốn không ít bút mực của các bậc văn nhân thi sĩ.
Mùa thu còn được điểm tô bằng “Gương mặt sớm mai”- hoa Asagô. Loài hoa với vẻ đẹp bình dị nhưng không kém phần rực rỡ cũng được người Nhật yêu thích. Tuy chỉ là loài hoa dại nhưng người Nhật rất quý trọng, nhà thơ Chiyô vào buổi sáng sớm nhìn hoa rơi trên mặt nước không nỡ đành đánh động cánh hoa.
“A! Hoa Asago
Chiếc gầu vương hoa bên giếng
Đành xin nước nhà bên”
(Nhà thơ Chiyô)
Mùa đông – Vẻ đẹp băng giá
Mùa đông bắt đầu vào tháng 12. Tuyết bắt đầu rơi, khắp nơi toàn một màu nâu xám.
Đỉnh Fuji bảng lảng trong sương tuyết “buông xuống từ trời như một chiếc quạt trắng muốt” (Thi sĩ thời Tôkugawa) chính là địa danh không thể không nhắc đến, bởi lẽ vẻ đẹp hầu như hoàn hảo của nó, đặc biệt là vào mùa đông, khi nửa phần trên của núi phủ tuyết trắng. Là ngọn núi cao nhất ở Nhật Bản với hình chóp bốn cạnh rất đều đặn, hoàn chỉnh và điển hình, cao 3.776 m, diện tích 90,76 km2, đỉnh Phú Sĩ làm hút hồn du khách bởi cảnh đẹp suốt bốn mùa trong năm, là nguồn thi hứng cho nhiều thế hệ con người.
Chuyện xưa kể rằng, ngày xưa có một ông lão đi vào rừng sâu chặt tre. Ông chặt đến một đoạn tre có màu vàng óng và thấy bên trong có một bé gái mình dài ba tấc. Ông lão đem đứa bé về nhà nuôi. Năm tháng trôi qua, bé gái lớn dần và trở thành một cô gái xinh đẹp kiều diễm. Nhiều chàng trai đem lòng thương yêu và cầu hôn nhưng cô gái đều từ chối. Việc này đến tai vua, vua cũng muốn chiếm cô gái xinh đẹp này nhưng không được toại nguyện. Cô gái ấy vốn là một tiên nữ trên cung trăng. Nàng mắc tội nên bị đày xuống trần gian chịu tội. Mãn hạn rồi nàng sẽ được về trời. Để trả ơn nuôi dưỡng của ông lão, trước khi giã từ ông để bay về trời, nàng gửi lại biếu ông một bọc thuốc “trường sinh bất tử”. Còn vua nổi trận lôi đình vì không lấy được nàng. Vua cho người đến cướp lấy bọc thuốc ấy, đặt lên một đỉnh núi cao gần nhất trời đất rồi đốt. Đá trên đỉnh núi bị đốt nóng biến thành màu đỏ rực như lửa. (Chuyện dân gian Nhật Bản “Vật biết nói trong ống tre”).
Quả núi ấy là núi Phú Sĩ.
Tại đây, mùa xuân hoa lá xanh tươi, mùa hè nước chảy róc rách chim muông hót ca, mùa thu lá đỏ phủ trùm núi đồi, mùa đông băng tuyết trắng xóa.
Đến Nhật ai cũng muốn 1 lần được leo lên núi Phú Sĩ. Dù rằng đường lên núi với bao khó khăn, thời tiết, giông gió thất thường nhưng “Không lên đỉnh núi không phải là hào kiệt”.
Đến Nhật, du khách lạc vào xứ huyền ảo bởi những nét văn hóa độc đáo nơi đây. Tất cả đều chỉnh chu, đẹp đẽ. Nét văn hóa truyền thống ấy đem lại cho du khách nhiều ấn tượng sâu sắc khó quên.
Nhật Bản - Xứ mộng diễm kiều.
Công Ty Hiền Quang chuyên Du Học Nhật Bản
Tin mới hơn:
- 04/06/2012 03:13 - Tại sao chọn du học Nhật Bản?
- 03/06/2012 15:02 - Các trinh nữ trong đền thề Nhật Bản
- 30/05/2012 03:28 - Những điều cần biết khi du học Nhật
- 27/05/2012 07:11 - Nét đẹp KIMONO Nhật Bản thế nào?
- 27/05/2012 06:47 - Ngày tết ở Nhật Bản như thế nào?
Tin cũ hơn:
- 26/05/2012 03:54 - Tính cách người Nhật như thế nào?
- 26/05/2012 02:56 - Học cách làm việc của người Nhật
- 24/05/2012 15:14 - Các học vị được công nhận tại Nhật
- 23/05/2012 06:55 - Sinh Viên Việt Nam đoạt giải PROCON tại Nhật Bản
- 23/05/2012 04:11 - Tìm việc làm thêm tại Nhật Bản