Du Học Nhật Bản Học giao tiếp Tin mới nhất

Tin mới nhất

Mochi - Bánh truyền thống tuyệt vời của Nhật

Thưởng thức Mochi - Thưởng thức văn hoá truyền thống Nhật Bản.
Bánh Mochi được làm từ gạo. Theo quan niệm của người Nhật, hạt gạo là tinh hoa của trời đất, là cội nguồn của sự sống mà thần linh đã ban phát cho họ nên đây được coi như một loại bánh may mắn. Chỉ với nguyên liệu chính là gạo Mochi, người Nhật đã khéo léo kết hợp, sáng tạo ra vô vàn loại bánh Mochi với nhiều hương vị và màu sắc.


Bánh Mochi hình chữ nhật xuất phát từ thời Edo đấy các bạn ạ!

Người Nhật gọi bánh Mochi hình chữ nhật là Kaku-Mochi. Nó ra đời tại kinh thành Edo vào thế kỉ 18, giữa thời Edo. Đây là chiếc bánh của tình làng nghĩa xóm. Lúc bấy giờ, dân số của kinh thành khá đông đúc, khoảng 1 triệu người. Họ sống tập trung tại những khu nhà dài, hẹp và gian bếp dùng làm nơi nấu nướng cho cả gia đình cũng có diện tích rất khiêm tốn. Mỗi khi làm bánh Mochi, các bà nội trợ thường rủ hàng xóm cùng làm. Công việc này diễn ra tại sân chung của khu nhà. Người góp nguyên liệu, người góp công sức... thế nên bánh Mochi sau khi làm xong, được cắt ra thành từng miếng nhỏ hình chữ nhật bằng nhau để phân chia đồng đều cho tất cả chứ không có hình dạng tròn như ta thường thấy.


Bánh Kaku-Mochi hình chữ nhật, đơn giản nhưng vẫn có hương vị đa dạng như các loại Mochi khác.

Kagami-Mochi là bánh để dâng lên thần linh - đây là lễ vật không thể thiếu trong các gia đình Nhật Bản nhân dịp năm mới. Họ trang trí bánh gạo Mochi ở hốc tường Toko-Noma trang trọng trong phòng khách hoặc trong nhà bếp. Kagama-Mochi được tạo thành từ 2 chiếc bánh Mochi hình tròn nhỏ và lớn chồng lên nhau giống như cái hồ lô. Trên đỉnh của Kagami-Mochi được đặt một quả cam với mong ước gia đình phồn thịnh. Ngày Tết, người Nhật cúng bánh Mochi để cầu nguyện cho sự trường thọ.


Bánh Kagami-Mochi, bánh Mochi dâng lên thần linh.

Hay ho nhất thì phải kể đến Hana-Mochi, đây là Mochi có dạng hoa anh đào. Những cành Hana-Mochi cũng được dùng để trưng bày ở hốc tường Toko-Noma và gian thờ của căn bếp. Chúng được đặt ở đó trong suốt mùa đông dài với hy vọng mang lại trí tuệ, sự sáng suốt cho gia chủ.


Hana-Mochi được tạo hình như những cành hoa rực rỡ sắc màu.

Và điều không tưởng là bánh Mochi, còn là nguyên liệu quan trọng để chế biến nhiều món ăn truyền thống Nhật Bản nữa. Điển hình nhất là món canh Zoni. Đó là sự kết hợp của bánh Mochi, rau và thịt. Canh Zoni là món ăn không thể thiếu trong các gia đình người Nhật vào dịp năm mới.


Canh Zoni có nguyên liệu chính từ Mochi.

Thưởng thức Mochi, là một cách thưởng thức hương vị truyền thống, đặc trưng của Nhật Bản. Nền ẩm thực của đất nước "Mặt trời mọc" luôn được xem là sự tinh túy với những món ăn được đầu tư cả về hương vị lẫn phong cách trình bày. Và Mochi hội tụ tất cả những điều đó. Nếu có cơ hội, hãy thử thưởng thức món bánh tuyệt vời này nhé!
                                                                                            Theo: kênh 14

Công Ty Hiền Quang chuyên Du Học Nhật Bản

Lễ hội hoa anh đào Nhật Bản

Lễ hội hoa anh đào diễn ra tại Hà nội ngày 6/4 vừa qua, với 300 cành hoa tươi được nối kết thành những cây anh đào tuyệt đẹp, trắng ngần trước gió xuân…làm hàng nghìn khách yêu hoa ở thủ đô thưởng ngoạn trầm trồ trong sáng chủ nhật nắng ấm.

Với người Nhật “nhìn” hoa anh đào, họ “ngắm nghía” từ các chiều trong không gian, theo dõi bước đi của hoa trong từng độ nở, từ lúc chớm đến lúc tàn và có tên gọi cho từng giai đoạn(như nở một phần ba, một nửa, rồi mãn khai) theo từng bước chân của Hoa di chuyển từ miền Nam Okinawa xa xôi từ đầu tháng 3 đến tận miền bắc, hải đảo(Hokkaido)vào tháng 5, mỗi nơi hoa dừng chân-- từ 7-10 ngày trong thời gian hoa nở rộ người Nhật gọi là Sakura Zensen-- là những chuỗi ngày lễ hội(Matsuri) tưng bừng và rộn rã. Những cô thiếu nữ xúng xính trong chiếc Kimono rực rỡ trên đôi guốc vải mềm, dịu dàng và lả lướt dưới rặng hoa đào trắng muốt làm biết bao du khách “ngẩn ngơ”. Nói sao cho hết cái đẹp “tình tứ” ngày xuân ở đất nước Phù tang trong những ngày này. Một nét văn hóa mà bản sắc của người Nhật bản ghi đậm nét trong con mắt khách du lịch nước ngoài, là niềm tự hào, biểu tượng của đất nước khi họ nói đến.
Điều lạ là chúng ta không thấy người Nhật nào “Hái” hoa anh đào, hoặc tước đi một cành cây hay nhánh hoa để “Du xuân” hay mang về trưng bày ở nhà nhưng người Việt Nam có thói quen hái cành mai hay cành đào đầu xuân để trang trí, thêm sắc màu trong những ngày đón tết cổ truyền. Đây là điểm rất khác giữa hai nước chăng? Cảnh cây hồng đầy trái chín trĩu nặng giữa sân vườn nhà ở Tokyo rất dễ thấy, ngắm nhìn để biết mùa thu lại về…cũng như cành đào để “thấy” xuân sang vì vậy chủ vườn-- một không gian nhỏ ở đô thị-- ít khi hái quả hồng màu “vàng rượm”ấy để đãi khách mà thường gọt những quả mua từ siêu thị vì đối với họ, còn gì đẹp bằng và quí vô cùng những trái hồng trên cây của vùng đất hiếm hoi, nét đẹp thiên nhiên mà họ cố giữ lại để “níu” chân “đô thị hóa” khô khan và cộc cằn. Yêu thiên nhiên trong cuộc sống bằng cách này cũng rất tương xứng với nghệ thuật cắm hoa của người Nhật bản. Họ cắm hoa rất chăm chút, đan xen giữa cành, lá và hoa, giữa màu sắc sáng tối, âm dương, giữa động và tĩnh…một cách hài hòa, ít nhiều phản phất chất “thiền” trong sáng tạo, nâng lên thành một loại “Đạo”(con đường đi tới vô ưu, tĩnh tại) như “hoa đạo”(Ikebana) trong nghệ thuật cắm hoa và thưởng ngoạn.
Dù là hoa ở trên cây hay hoa được chăm chút cắm vào lọ, người Nhật vẫn gìn giữ những nét văn hóa độc đáo, thanh khiết và tận hưởng đến mức tối đa quà ban tặng của tạo hóa. Cây trái trên cành để “ngắm” có khác gì cây trái để trên bàn để “ăn” nhưng khi còn trên cành thì đó là một bức tranh sinh động còn cây trái trên chiếc đĩa đặt ở bàn kia là tranh tĩnh vật, nếu phải chọn thì có lẽ nhiều người sẽ đứng về phía bức tranh mang hơi thở của thiên nhiên.
Có lẽ vậy mà nhiều người Việt nam trong mấy ngày vừa qua đã thất vọng, đúng hơn là buồn nhiều khi thấy cảnh “ nam thanh nữ tú” Hà thành đi hội hoa anh đào tranh nhau “bẻ” nhánh, “hái” tơi bời, để lại một khung cảnh tiêu điều, trơ trọi đến thảm hại! Văn hóa “chưng” hoa ngày Tết ở nước ta bị lẫn lộn với văn hóa “ngắm” hoa ngày xuân của Nhật Bản, đánh đồng một cách hỗn tạp đến đau lòng.
Mong sao trong lần lễ hội hoa anh đào kế tiếp, những cành hoa quí hiếm sẽ ở lại với mọi người, được chăm chút và trầm trồ như từng ao ước. Hi vọng lễ hội này sẽ trở thành một nét văn hóa mới ở thủ đô với hàng cây hoa anh đào rực rỡ trong nắng xuân ấm áp hằng năm .


Công Ty Hiền Quang chuyên Du Học Nhật Bản

Cách tắm của người Nhật

Số lần tắm trong năm của người Nhật:
Như vậy, trong thực tế, số lần Người Nhật Bản đi tắm khoảng bao nhiêu lần trong năm?
Trung bình người Nhật đi tắm khoảng từ 1,1 cho đến 1,4 lần trong một ngày của năm, đó là con số được tổng hợp từ việc tắm bằng bồn và vòi sen. Thông tin trên được lấy từ cuộc điều tra:” Mỗi ngày bạn đi tắm bao nhiêu lần?”

Tắm bằng bồn và tắm bằng vòi sen.
Với lối sống sinh hoạt tắm, rửa của người Nhật ngày nay ảnh hưởng từ các nước châu Âu, tính thông dụng của vòi sen thì số người chỉ sử dụng vòi hoa sen để tắm đang dần dần tăng lên.
Xuất xứ: Nghiên cứu đời sống sinh hoạt thủ đô ở trung tâm gas OKYO. Nghiên cứu văn hóa sử dụng bồn tắm (2000)  thói quen tắm rửa của người hiện đại(2000)Điều tra về việc tắm rửa trong mùa hè.

Quanh năm ngày nào cũng sử dụng bồn tắm:              12%                   
Hầu như là sử dụng quanh năm:                                 35%             
Nhiều khi chỉ sử dụng vòi sen để tắm trong mùa hè:     43%                             
Suốt năm hầu như chỉ sử dụng vòi sen để tắm:              4%                   
Cả năm chỉ tắm bằng vòi sen:                                       1%              

Nhưng có một qui định chung về phương pháp tắm rửa, vào mùa hè thì tắm bằng vòi hoa sen, vào mùa đông thì sử dụng bồn để tắm. Vấn đề này có lẽ xuất phát từ điều kiện khí hậu của Nhật bản ( mùa hè nóng gắt, mùa đông lạnh giá).
Trong thực tế, ẩn chứa trong việc tắm bằng vòi sen và bồn tắm đều có những mục đích trên những phương diện khác nhau.

Mục đích tắm bằng bồn:
1.    Giữ ấm cơ thể.
2.    Thư giãn.
3.    Hết mệt mỏi.
4.    Nước có  thể ngập từ chân đến vai.
5.    Làm sạch cơ thể.


Mục đích tắm bằng vòi hoa sen:
1.    Tiết kiệm thời gian.
2.    Rửa sạch mồ hôi.
3.    Tỉnh táo.


Và như vậy, ngày càng có nhiều người để giữ ấm cho cơ thể vào mùa đông thì người Nhật tắm bằng bể, để tiết kiệm thời gian vào mùa hè người Nhật sử dụng vòi sen.
Bên cạnh đó, tuổi càng thấp, số người sống chung trong một gia đình càng ít thì tỉ lệ số người sử dụng vòi hoa sen để tắm ngày càng cao.

Sống với gia đình và sống một mình
Việc đun nước sôi để tắm vào buổi tối , theo thứ tự luân phiên từng người sử sụng bồn tắm, việc này dần trở thành một phương pháp trong truyền thống tắm gội của người Nhật.

Việc rót nước ấm vào bồn tắm thì được gọi là  Ichibanburo, trước hết là đặc quyền của người chủ gia đình (ví dụ là ông nội). Với lại, trẻ con trong một nhóm, tắm cùng với bố  mẹ quả thật như một phương pháp giao tiếp vô cùng hiệu quả.

Hiện tại trên một nửa số gia đình kiểu Nhật áp dụng phương pháp từng người theo thứ tự sử dụng bồn tắm. Thế nhưng, vì thời gian sinh hoạt của từng người khác nhau nên cũng có gần một nửa số gia đình vào bồn tắm một cách lung tung.

Mặt khác, 1/3 số người sống độc thân cả năm chỉ tắm bằng vòi hoa sen. Trong số đó, số người dưới 20, trên 50% hầu như không hề sử dụng bồn tắm, khi được hỏi lí do tại sao chỉ sử dụng vòi sen thì được họ trả lời rằng để tiết kiệm thời gian, giảm bớt công sức, tiết kiệm nước , hạn chế nhiên liệu. Giới trẻ vì sống một mình nên dường như đã hình thành một thói quen (kĩ năng có khả năng  làm ấm từ nước sôi hay nước trong bồn tắm), dường như việc phải sử dụng nhiều thiết bị khi tắm trong bồn cũng là một lí do để họ tắm bằng vòi sen.

Ngoài ra, trong số những người sống một mình, vào những ngày thường người Nhật thường chỉ tắm bằng vòi sen để tiết kiệm thời gian, thế nhưng vào những ngày nghỉ cũng có nhiều người sử dụng bồn tắm để thư giãn và lấy lại sức khỏe.

Thời gian tắm gội:
Sau đây là bảng thời gian tắm rửa tính theo mức bình quân của người Nhật
THỜI GIAN TẮM GỘI TÍNH THEO TỈ LỆ BÌNH QUÂN CỦA NGƯỜI NHẬT MÙA HÈ MÙA ĐÔNG NỮ NAM TOÀN THỂ NỮ NAM TOÀN THỂ XUẤT XỨ:
Nghiên cứu đời sống sinh hoạt thủ đô ở trung tâm gas OKYO. Nghiên cứu văn hóa sử dụng bồn tắm (2000)  thói quen tắm rửa của người hiện đại(2000).Điều tra về việc tắm rửa trong mùa hè..

Trường hợp tắm bằng bồn tắm
Thời gian trong nhà tắm:         23p    20p    21p    28p    25p    26p
Thời gian sử dụng vòi sen:        6p      5p      6p      7p      6p      7p
Thời gian sử dụng vòi nước:      3p      3p      3p     ---      ---      ---
Thời gian trong bồn tắm:          8p      7p      7p     ---       ---     11p

Trường hợp dùng vòi sen   
Thời gian trong phòng tắm:     13p    12p    13p    16p    13p    15p
Thời gian dùng vòi sen:             8p     8p      8p    10p      9p    10p
Thời gian dùng vòi nước:           2p     2p      2p    ---       ---      ---
Thời gian trong bồn tắm:           0p     0p      0p     0p      0p      0p

Thời gian tắm:
Ở Nhật bản, có một trào lưu khá phổ biến là việc tắm vào buổi tối. Trong những trường hợp sử dụng bồn tắm  thì trên 90% được tiến hành vào buổi tối. Trái lại, cũng có trường hợp sử dụng vòi sen vào buổi sáng. Trong những trường hợp sử dụng vòi hoa sen thì có hơn 30% được tiến hành vào buổi sáng. Tuy nhiên, với những trường hợp có trào lưu tập quán tắm vào buổi sáng có trên 10% dù là mùa hè hay mùa đông. Số người tắm bằng vòi sen vào buổi sáng có tới 30-40% nhưng số người Nhật có thói quen sinh hoạt tắm bằng vòi sen thì không thể nói hết được.


Công Ty Hiền Quang chuyên Du Học Nhật Bản

Ẩm thực ở Nhật Bản


Ekiben là cơm hộp bán ở nhà ga xe lửa
Trong tiếng Nhật Ekiben, là từ viết tắt của “Eki uri bento” nghĩa là “Cơm hộp bán ở nhà ga xe lửa”. Trên mỗi nắp hộp Ekiben là đôi đũa tre và miếng khăn giấy được đóng gói cẩn thận. Khi thưởng thức cơm hộp ekiben, có một thứ không thể thiếu, đó là chai trà xanh Ryokucha. Trước bữa ăn, người Nhật sẽ chắp hai tay phía trước và nói “Itadakimasu” nghĩa là “Chúc ngon miệng”.


Một hộp Ekiben được đóng gói cẩn thận với đôi đũa tre ở phía trên
Makunouchi bento là một dạng cơm hộp phổ biến, được bày bán ở bất kì ga xe lửa nào trên khắp nước Nhật. Thành phần của nó gồm: Cơm trắng rắc 1 ít mè đen và 1 quả mơ ngâm rượu, ngoài ra còn có cá, thịt, trứng chiên, rau củ và một ít dưa chua.
Makunouchi bento ra đời vào thời Edo, thế kỉ XVII. Lúc đầu, loại cơm hộp này được dùng để phục vụ khán giả xem kịch Noh và Kabuki trong thời gian nghỉ giải lao giữa các buổi diễn. Đến thời Minh Trị, thế kỉ XIX, Makunouchi bento được phổ biến tại các ga xe lửa.


Makunouchi bento
Khi đã trở thành món ăn bán dọc theo các tuyến đường sắt trên khắp cả nước, mỗi địa phương cho ra đời những loại Ekiben khác nhau làm từ đặc sản của vùng. Nếu như Ekiben trứng cá hồi là đặc sản của thành phố Otaru, Hokkaido thì cơm bạch tuộc Tako-meshi là sản vật của thành phố Kobe. Ngoài việc sử dụng nguồn nguyên liệu địa phương, mỗi vùng, miền còn tự thiết kế những hộp Ekiben với các kiểu dáng khác nhau. Ekiben cũng được giới thiệu trong tạp chí hướng dẫn các tuyến xe lửa trên khắp nước Nhật nhằm giúp hành khách hiểu thêm về các loại Ekiben được bày bán ở từng nhà ga.


Tako meshi
Bên cạnh Ekiben dạng hộp gỗ, gỗ sơn mài hay hộp nhựa còn có cả Ekiben, đựng trong những chiếc thố bằng gốm. Kama-meshi là cơm hộp thố đặc thù của nhà ga Yoko-kawa của tỉnh Gunma.
Những chuyến tàu hỏa thường dừng lại ở nhà ga, để đổi đầu tàu và đây cũng là thời gian hành khách tranh thủ đến cửa hàng để mua những hộp cơm thố Kama-meshi mà họ yêu thích. Bên trong thố cơm có thịt gà, trứng cút, nấm đông cô, vài hạt đậu hòa lan, ngoài ra không thể thiếu 1 quả mơ ngâm rượu cùng 1 số rau củ ngâm chua khác.


Kama-meshi
Kama-meshi, là sự phối hợp tuyệt vời từ dụng cụ đựng thức ăn đến màu sắc, và thành phần thực phẩm có tác dụng kích thích thị giác lẫn vị giác của thực khách. Đối với những chuyến xe lửa đi trong đêm, hành khách luôn cần đến những hộp Ekiben để lót dạ trong suốt cuộc hành trình dài. Ekiben không chỉ làm người ăn no bụng mà còn giúp họ khám phá đặc sản từng vùng miền.


Hiện nay có khoảng 2000 – 3000 loại Ekiben ở Nhật Bản
Được phát triển mạnh mẽ vào thời Minh Trị, hiện nay, có khoảng 2.000 đến 3.000 loại Ekiben khác nhau được bày bán tại các ga xe lửa trên khắp Nhật Bản. Dạng cơm hộp đặc thù này không chỉ làm ấm lòng hành khách bản xứ mà nó còn mang lại sự thích thú cho du khách nước ngoài.


Theo tokyoshop.biz
Công Ty Hiền Quang chuyên Du Học Nhật Bản

ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ
- Tốt nghiệp THPT trở lên
- Không yêu cầu học lực, tuổi tác
- Có nguyện vọng học và làm việc tại Nhật Bản     
Chúng tôi giúp bạn đi du học với chi phí chỉ 100 triệu