Du Học Nhật Bản Học qua bài hát Bài hát sôi động Thành công của giáo dục Nhật Bản

Thành công của giáo dục Nhật Bản

Những năm 1947 và 1950, giáo dục Nhật Bản được thay đổi thành 6-3-3-4 trên toàn quốc là 6 năm học tiểu học, 3 năm học trung học cơ sở, 3 năm học phổ thông, 3 năm học cao đẳng và 2 năm học đại học.

Những năm 90, báo cáo nhan đề “Một quốc gia lâm nguy” được công bố ở Mỹ nêu bật nhu cầu cải cách giáo dục tại Nhật Bản. Lãnh đạo hai nước Mỹ - Nhật tán thành cần phải có một cuộc nghiên cứu, so sánh nền giáo dục giữa hai nước. Sau đó, một cuộc họp thương lượng đầu tiên được tổ chức ở Kyoto có 24 nước tham dự, kết quả: Có 2 bản báo cáo được công bố. Trong một bản, các nhà nghiên cứu Mỹ báo cáo về những điểm mạnh và điểm yếu của Nhật Bản, còn các bản báo cáo kia, các nhà nghiên cứu Nhật Bản cũng tiến hành tương tự như vậy đối với nền giáo dục của Mỹ.

Những tiêu chuẩn
Ở Nhật các trường tiểu học đều là trường công, chỉ có khoảng 0,7% là trường tiểu học trường tư. Các trường trung học cơ sở cũng vậy, có đến 97% là trường công và chỉ có 3% là trường tư. Có khoảng 27% trường trung học phổ thông là trường tư. Học sinh ở khu vực nào phải theo học ở trường khu vực đấy, muốn học khác tuyến cũng không được. Nhật Bản đang cố gắng tiêu chuẩn hoá trình độ giáo viên trên toàn quốc để đảm bảo chất lượng giảng dạy. Nhật Bản có đến 50 huyện, mỗi huyện chịu trách nhiệm tuyển giáo viên cho huyện mình. Một giáo viên năm nay có thể phụ trách dạy lớp 1, nhưng năm sau có thể dạy lớp 3 hay lớp 5. Cũng thường xuyên quay vòng việc dạy cũng như chuyển dạy từ trường này sang trường khác.

Những nghiên cứu sâu rộng
Tổ chức đánh giá giáo dục quốc tế đã tiến hành hai cuộc khảo sát so sánh chất lượng học tập của sinh viên trên toàn thế giới. Kết quả là ở Nhật Bản, sự khác biệt về năng lực và thành tích học tập của sinh viên giữa các trường là tối thiểu, có lẽ là ít nhất trên thế giới. Hầu hết sinh viên, học sinh Nhật Bản đều làm chủ chương trình học.
Các chuyên gia giáo dục Nhật bản đã có nhiều dự án nghiên cứu về tình hình kinh tế – xã hội cũng như văn hoá lịch sử, lối sống người dân để tìm ra chương trình giáo dục phù hợp nhất cho mọi cấp độ. Người Nhật rất “dị ứng” với việc đem hệ thống giáo dục nước khác áp dụng vào nước mình. Có thể đó cũng là một yếu tố đưa hệ thống giáo dục Nhật Bản có được nhiều chuẩn mực riêng.

Truyền thống học tập
Về sách giáo khoa, các công ty xuất bản liên hệ với các giáo sư và giảng viên các trường đại học chuyên về môn học nào đó để chuẩn bị sách giáo khoa. Những cuốn sách này sẽ trình lên Bộ Giáo dục thông qua. Tiêu chuẩn dựa trên các khoá học do Bộ tổ chức. Chỉ có những cuốn sách nào đáp ứng được tiêu chuẩn mới được đưa vào thử nghiệm sử dụng ở trong nhà trường. Bộ giáo dục và đào tạo cũng có một số bộ phận chuyên trách tuyển chọn sách giáo khoa cho từng cấp độ khá nghiêm túc. Nếu thanh tra giáo dục không thông qua cuốn sách nào đó, thì cuốn sách đó không được phép sử dụng trong nhà trường. Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt khá lớn về thái độ của người phương Tây với người Nhật đối với sách giáo khoa. Hầu hết người Nhật không nghĩ sách giáo khoa chỉ là công cụ, mà chúng còn hàm chứa truyền thống, nhưng vấn đề là làm thế nào tự thoát ra khỏi những thái độ truyền thống đối với sách giáo khoa, vì sách giáo khoa mà chỉ mang nội dung truyền thống sẽ làm cho học sinh sợ khi buộc phải nhớ tất cả những thông tin đó. Nếu không sửa đổi sẽ không thể cải thiện giáo dục, đặc biệt những môn học xã hội. Ngày nay, những người biên tập sách giáo khoa đã có một quan điểm rõ ràng: Chính học sinh, sinh viên là những người sử dụng thật sự những cuốn sách giáo khoa đó, còn giáo viên chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập của học sinh mà thôi.



Công Ty Hiền Quang chuyên Du Học Nhật Bản

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ
- Tốt nghiệp THPT trở lên
- Không yêu cầu học lực, tuổi tác
- Có nguyện vọng học và làm việc tại Nhật Bản     
Chúng tôi giúp bạn đi du học với chi phí chỉ 100 triệu