Du Học Nhật Bản Học qua Hình Ảnh Tin mới nhất

Tin mới nhất

Tiếng Nhật vẫn đang biến đổi

Bạn có thể đã nghe nói đến tinh thần dân tộc của người Nhật. Bạn cũng có thể đã đọc được ở đâu đó rằng người Nhật không thích dùng tiếng Anh.

Tuy nhiên, có một thực tế là dân Nhật có thể là những người sử dụng tiếng Anh nhiều nhất trong đời sống hằng ngày tại châu Á, khi biết rằng họ đã “địa phương hóa” tiếng Anh vào hệ thống ngôn ngữ truyền thống của mình.

Một hệ thống ngôn ngữ được mượn không ngần ngại

Tiếng Nhật gồm ba kiểu chữ viết chính: Kanji, Hiragana và Katakana. Kanji là kiểu chính, có nguồn gốc từ tiếng Hán được chỉnh sửa. Kanji được du nhập vào Nhật Bản vào giữa thiên niên kỷ thứ nhất và đã không có gì thay đổi cho đến giai đoạn Nhật Bản, thực hiện cách mạng công nghiệp (1868 trở đi).

Từ thời điểm này, ngôn ngữ Nhật Bản có những sự du nhập và vay mượn từ của các ngôn ngữ khác, chủ yếu là tiếng Anh. Trên thực tế, vào thời kỳ Minh Trị những người quảng bá các từ và khái niệm mới đóng một vai trò giáo dục lớn đối với xã hội (nhận định của Yuichiro Yamada, giáo sư ngôn ngữ tại ĐH Tổng hợp Hiroshima Shudo). Ngày nay, người Nhật có rất nhiều từ mượn, chẳng hạn Rimokon (Remote control), Terebi (Television) hay Depāto (Department store)…

Nhiều chuyên gia đang nhìn thấy, thậm chí khơi mào nhiều xu hướng mới trong việc sử dụng tiếng Anh tại Nhật. Một ví dụ là bộ sách được bắt đầu xuất bản vào 2001 của Jun Yamada. Bộ sách này được làm từ giấy tái chế và theo kiểu phương Tây. Thứ nhất, nó có kích thước lớn hơn mức bình thường của sách Nhật. Thứ hai, nó được trình bày theo kiểu đọc từ trái sang phải thay vì từ phải sang trái (tức là mặt mà chúng ta coi sau lại là trước) của sách Nhật truyền thống. Thứ ba, đáng chú ý nhất là nó sử dụng nhiều chú thích bằng tiếng Anh đối với nhiều cụm từ.

Jun Yamada, cho biết đối tượng của bộ sách này là những doanh nhân thành đạt từng sống ở nước ngoài. Và đây là cơ sở để ông phản bác những lời chỉ trích đối với bộ sách của ông. “Bạn bực mình với kiểu trình bày của tôi do bạn không biết tiếng Anh. Như vậy là bạn không thuộc đối tượng độc giả mà tôi hướng đến, và bạn có quyền không mua bộ sách này” - Yamada nói thẳng.

Nhìn rộng hơn, ngày càng có nhiều sách giáo khoa, tài liệu của Chính phủ và các công ty tại Nhật sử dụng cách viết trái sang phải thay vì phải sang trái như trước kia.

Masamitsu Ito, một nhà Ngôn ngữ tại Viện Ngôn ngữ quốc gia của Nhật đã theo dõi phần lời của nhạc Pop Nhật và nhận xét kể từ thập niên 1980, ngày càng có nhiều ca sĩ lồng tiếng Anh vào bài hát của họ. Ông cho rằng “vốn từ tiếng Nhật cổ điển đã trở nên ít và nhàm chán” trong khi “ngày càng có nhiều người Nhật học tiếng Anh hơn và có nhiều trường dạy tiếng Anh hơn, thứ tiếng này đã rất quen thuộc với người Nhật".

Trên thực tế, nhiều chuyên gia hoài cổ đã phàn nàn rằng hiện nay có nhiều người Nhật chêm quá nhiều từ tiếng Anh vào các cuộc nói chuyện của họ. Điều này một phần là vì họ thấy dùng tiếng Anh ngắn gọn hơn khi cần diễn đạt một ý. Cũng có những người làm như vậy vì phô trương, sính ngoại. Nhưng việc có những tựa đề phim và tít báo dành cho giới trẻ sử dụng “the” hay “in” giữa các từ tiếng Nhật rõ ràng không phải để phô trương, dù trong tiếng Nhật từ trước tới nay không hề có quán từ hay giới từ.

Có thêm các từ mới là tự nhiên

Susumu Ono, nhà Ngôn ngữ học nổi tiếng của Nhật nhận định: “Người Nhật trong cả 1.000 năm đã dùng những từ Hán có sự điều chỉnh, bây giờ là giai đoạn hấp thụ một loại từ ngữ nữa”. Sự thật là từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã dùng rất nhiều từ mượn khi nước này tăng cường giao lưu với phương Tây về mặt công nghệ và văn hóa. Quá trình này dẫn đến một kết quả là một bộ phận dân Nhật không hiểu nhiều từ mượn.

Tháng 6-2006, Viện Ngôn ngữ quốc gia đã công bố báo cáo của một cuộc thăm dò được thực hiện trên 3.000 người Nhật từ 2002-2004 để chứng minh điều này. Cuốn sách đã chỉ ra nhiều ví dụ điển hình như Rodo puraishingu (xuất phát từ road pricing - thu phí đường bộ) hay Paburikku inborubument (public involvement - sự xã hội hóa).

Hơn một nửa số người được hỏi cho rằng những từ du nhập thuộc những lĩnh vực “nghiêm túc” như chính trị, kinh tế hay y học, cần phải được Nhật hóa hoàn toàn bằng kiểu chữ Kanji chính thống. Với các lĩnh vực thể thao, âm nhạc, thời trang… không đầy 10% đòi một sự Nhật hóa hoàn toàn. Dựa trên kết quả thu được này, báo cáo đã đưa ra một danh sách các từ Kanji thay thế cho những từ cần nghiêm túc mà vẫn “lai Tây” và đề xuất các cơ quan liên quan sử dụng chúng.

Chuyện sử dụng ngôn từ như thế nào được quyết định bởi thói quen và tùy đối tượng. Các nhà ngôn ngữ Nhật Bản nhận định rằng tốc độ du nhập từ mới, vào nước này nhanh hơn nhiều tốc độ “chính thức hóa” những từ đã du nhập. Không biết ông thủ tướng mới Yasuo Fukuda sẽ dùng tiếng Nhật như thế nào, còn với vị tiền nhiệm Abe, việc dùng từ mượn là phổ biến.

Và đây là một đoạn trích, từ phát biểu của ông trước Hạ viện hồi tháng một (những từ không in nghiêng là đã được dịch từ tiếng Nhật): "We will start a new, future-oriented purojekuto (project) aimed at strategically sending, both within Japan and abroad, the new Japanese kauntori aidentiti (country identity)". (Chúng ta sẽ triển khai một dự án mới hướng tới tương lai nhằm quảng bá một cách có chiến lược hình ảnh đất nước Nhật, mới tới người dân trong và ngoài nước Nhật).


Tổng hợp từ Japan Times
Công Ty Hiền Quang chuyên Du Học Nhật Bản

Truyền thuyết Hoa Anh Đào

Truyền thuyết về một loại cây đã mọc lên vào một ngày tuyết rơi bên mộ của cô gái.
Ngày xưa, ở xứ Phù tang chưa có hoa anh đào như bây giờ. Tại một ngôi làng xinh xinh ven núi Phú Sĩ, có một chàng trai khôi ngô tuấn tú dũng cảm khác thường. Năm chàng mới tròn một tuổi ,có một đạo sĩ phiêu bạt ghé qua nhà, nhìn cậu bé, mỉm cười đặt vào tay người cha thanh sắt đen bóng rồi lặng lẽ ra đi.
Lúc đấy, đang mùa đông tuyết rơi tầm tã vị đạo sĩ đi khuất trong mưa tuyết rồi mà người cha vẫn thẫn thờ nhìn trông theo. Đặt thanh kiếm vào tay người vợ trẻ, ông nói như thì thầm :"Hãy cất kỹ và giao thanh sắt này lại cho con trai chúng ta khi nó tròn 14 tuổi. Số phận đã an bài nó sẽ trở thành một kiếm sĩ lừng danh".

Cha cậu bé qua đời. Người vợ trẻ ở vậy nuôi con. Thanh sắt đen bóng được giao lại cho chàng trai năm cậu tròn 14 tuổi. Cậu rùng mình vuốt ve kỹ vật huyền bí nặng nề ấy. Một sức mạnh kỳ lạ, một khát khao khó hiểu tràn ngập vào cơ thể tươi non dũng mãnh của cậu. Người mẹ chưa kịp nói gì thì cậu đã run rẫy thốt lên trong cảm xúc nghẹn ngào: “Ta phải trở thành một kiếm sĩ nổi tiếng nhất đất nước này”.

Chàng trai đến rạp đầu xin thụ giáo một võ sĩ đạo lừng danh. Vị Samurai ngắm nhìn chàng trai từ đầu đến chân, trầm ngâm suy tư bất động hàng giờ liền. Cuối cùng ông thở dài lẩm bẩm một mình “oan nghiệt” và chấp thuận. Thời gian thấm thoát thoi đưa, tuổi 18 thanh xuân tràn trề sức sống đến với người kiếm sĩ. Tay kiếm của chàng khiến những Samurai kiêu hùng nhất cũng phải e dè. Nhưng còn thanh sắt? Chàng đã tự mình rèn nó thành thanh kiếm sáng ngời đầy uy lực. Nhưng chưa được. Một thanh kiếm báu thực sự phải được tắm mình trong máu ngay trong ngày khai trận. Biết nhúng lưỡi thép uy lực này vào máu ai khi chàng chưa hề có kẻ thù, khi chàng chưa hề đối mặt với kẻ cướp, khi chàng chưa tìm được bất cứ lý do gì để quyết đấu một phen? Lúc này người mẹ và người thầy của chàng đã khuất núi. Cô gái duy nhất của vị võ sư lừng danh năm xưa là người thân yêu còn lại duy nhất của chàng. Mỗi ngày khi nắng đã tàn lụi trên núi Phú sĩ , đêm đã tràn ngập trên xóm núi , cô gái lại buồn bã nhìn chàng ngồi bất động ,trầm tư bên bếp lửa. Chàng không còn cười nữa, mắt chàng lạnh như tuyết, chàng ôm thanh kiếm mà ước mơ ngày nó được tắm mình trong máu để trở thành bảo kiếm vô địch thiên hạ

-Anh thân yêu! Có phải chăng đối với anh thanh kiếm này là tất cả ? Nếu nó không được tắm mình trong máu để ngập trong khí thiêng thì anh sẽ mãi mãi buồn đau?

Nhìn vào bếp lửa ,chàng trai vuốt ve thanh kiếm trong lòng và nói chậm rãi rất quả quyết
- Chỉ buồn đau thôi ư? Không đâu! Đối với anh, thanh kiếm là sự nghiệp, là cuộc sống, là tất cả…..làm sao anh có thể coi mình là một võ sĩ đạo chân chính khi thanh kiếm của anh chưa từng no say trong máu? Trời ơi! Anh chết mất! Sao thời buổi này yên bình đến thế ? Sao không có kẻ cướp nào thúc giục anh xuống kiếm, không có kẻ cuồng ngông nào thách đấu với anh?

Cô gái mỉm cười đau đớn. Cô chỉ hỏi để khẳng định quyết tâm của mình thôi
- Anh thân yêu! Cho em được cầm lấy thanh kiếm của chàng một chút thôi.

Cầm thanh kiếm đen bóng, sắc lạnh cô gái nhìn chàng bằng ánh mắt buồn thăm thẳm rồi đột ngột đâm thẳng vào tim. Máu trào ra ướt đẫm tấm thân mảnh dẻ của nàng, nhuộm hồng chiếc áo Kimono trắng nõn, trinh bạch. Chàng trai hốt hoảng rú lên kinh hoàng, vươn tay rút phăng thanh kiếm khỏi lồng ngực cô gái. Dưới ánh lửa bập bùng thanh kiếm ngời sắc xanh rực rỡ, hào quang lóe lên lộng lẫy lạ thường: Nó đã được no mình trong máu!

Nhưng từ đó ,chàng trai hoàn toàn cô độc. Không Samurai nào thèm kết bạn với anh. Họ nhìn sang chỗ khác khi đối mặt trên con đường hẹp. Họ rời khỏi quán trà khi anh bước vào. Họ từ chối khi anh thách đấu …. Cho đến một hôm, một buổi chiều mùa đông, khi những bông tuyết đầu mùa vừa rơi, chàng trai ôm thanh kiếm đến bên mộ cô gái. Chàng thì thầm :"Tha lỗi cho anh. Anh đã hiểu ra rồi…"
Chàng bình thản cắm sâu mũi kiếm vào bụng rạch một đường mạnh mẽ và rút kiếm ra phủ gục bên cạnh mộ. Thanh bảo kiếm cắm sâu vào mộ đất….tuyết không ngừng rơi….đến sáng. Tuyết đã ôm trọn chàng trai và ngôi mộ vào vòng tay của mình. Chỉ còn lại một cây hoa lạ, mơn mởn vươn lên tươi cười, hồng thắm. Không ai biết hoa hoá thân từ thanh kiếm ấy. Người ta đặt tên hoa là Anh Đào.

Hoa anh đào có nhiều loại mọc được ở nhiều nơi. Nhưng không nơi đâu đẹp bằng hoa được ươm mầm và trổ bông ở vùng núi Phú Sĩ.

NGOÀI RA : Có truyền thuyết cho rằng "Sakura" là cách gọi lái từ "Sakuya", trích từ tên của nữ thần Konohana-Sakuya-hime - một vị thần được nhắc đến trong cuốn lịch sử “Cổ sự ký” (Kojiki) của Nhật. Theo truyền thuyết, nữ thần này chính là người đầu tiên gieo hạt giống cây hoa anh đào trên núi Phú Sĩ nên được coi là nữ thần Sakura. Nữ thần có sắc đẹp tuyệt vời, và loài hoa Sakura khi nở cũng mang vẻ đẹp tựa như sắc đẹp của bà. Có lẽ vì thế người ta cho rằng tên Sakura bắt nguồn từ đó.

Đôi điều về Hoa Anh Đào
Hoa Anh Đào - Sakura được coi như quốc hoa của Nhật bản. Đặc điểm của nó là rơi trong khi còn đương độ tươi thắm. Hoa anh đào tượng trưng cho tinh thần võ sĩ đạo - Samurai - biết chết một cách cao đẹp.

Nhật Bản có câu : "A flower is a cherry blossom, a person is a Samurai" (Nếu là hoa, xin làm hoa anh đào. Nếu là người, xin làm một võ sĩ đạo) . Điều đó có nghĩa là, khi một võ sĩ đạo đối mặt với hiểm nguy, anh ta không run sợ trước cái chết, bởi vì, giống như hoa anh đào, anh ta sẽ tự đâm mình và gục xuống ngay lập tức, không ngần ngại.

Đối với người Nhật Bản, hoa anh đào không chỉ tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao mà còn là nỗi buồn về sự ngắn ngủi, phù dung và tính khiêm nhường, nhẫn nhịn. Cây hoa anh đào đem tặng được xem như biểu tượng hòa bình của nước Nhật với các nước khác trên thế giới. Hoa anh đào mọc ở Triều Tiên và Mỹ không có mùi hương. Trong khi đó, ở Nhật Bản, người ta ngợi ca hương thơm của hoa anh đào trong những vần thơ. Trong ngôn ngữ Nhật, nhất là trong thơ ca, chữ ''hana'' (hoa) và ''sakura'' hầu như đồng nghĩa.

Khắp nơi trên đất nước Nhật Bản đều có hoa anh đào, đặc biệt ở trong các công viên, ven sông, dọc theo bờ kênh, trong sân các ngôi biệt thự. Ở Nhật Bản, hoa anh đào thường nở vào mùa xuân, tuy từng nơi mà hoa có thể nở sớm hơn hay muộn hơn. Ở miền Nam Nhật ấm áp hơn, hoa có thể nở từ cuối tháng 1 trong khi vùng Hokkaido phía Bắc Nhật Bản, hoa có thể nở vào tháng 5. Do vậy người yêu thích hoa anh đào có thể ngắm hoa theo hành trình đi từ Nam lên Bắc trong nước Nhật hàng tháng trời, đối lập với lá Momizi trong sắc mùa thu, đỏ thắm dần từ Bắc xuống Nam.

Trong mùa hoa anh đào nở, nước Nhật như được bao phủ trong một đám mây hoa và những cánh hoa rơi rụng lả tả trong gió như một trận mưa hoa vừa kiêu hãnh vừa bi tráng, người Nhật thường tổ chức lễ hội mừng hoa khắp nước. Thanh niên nam nữ tổ chức cắm trại vui chơi. Các cụ già ngồi uống rượu Sake dưới gốc cây. Trong khi uống Sake, nếu có một cánh hoa rơi rụng vào chén rượu thì mọi người thường hân hoan cho đó là điều may mắn. Các đời thủ tướng Nhật thường tổ chức chiêu đãi các đoàn khách ngoại giao đến vườn thượng uyển Shinjuku Gyoen uống rượu ngắm hoa.


                                                                                         Theo:  3f-hedspi.net
         Công Ty Hiền Quang chuyên Du Học Nhật Bản

Luyện trí nhớ học tiếng Nhật

Trí nhớ của mỗi người mỗi khác, đều có giới hạn khi làm việc hay học tập. Có người chỉ cần nghe giảng bài là nắm được nội dung nhưng có người cứ phải đọc to nhiều lần mới nắm được vấn đề. Đặc biệt có người chỉ cần đọc một hai lần là có thể thuộc cả bài thơ dài…

Theo các nhà khoa học tâm lý chia trí nhớ thành 3 loại chính như sau:

- Trí nhớ hình tượng: Hương vị mặn ngọt, nóng lạnh, hình bóng…

- Trí nhớ cảm xúc: Là một dạng đặc biệt, vì cùng chứng kiến một sự kiện nhưng mỗi người thường có cảm xúc không giống nhau.

- Trí nhớ logic: Nhớ theo tư duy, suy luận logic.

Ba loại trí nhớ này luôn tồn tại, tuy nhiên tùy theo thời kỳ sinh học mà loại này chiếm ưu thế hơn hai loại kia. Dạng trí nhớ hình tượng và logic giữ vai trò quan trọng nhất ở tuổi học sinh. Bởi lẽ, tất cả những gì liên quan tới kiến thức toán, lý, hóa, văn… đều gắn bó với trí nhớ logic, với sự hỗ trợ của trí nhớ hình tượng.

Có những học sinh thích lặng lẽ học bài một mình, đó là những bạn có trí nhớ hình tượng phát triển. Ngược lại có những bạn ít đọc sách, chủ yếu nghe giảng và thích học nhóm, trao đổi với bạn bè. Điều đó cho thấy chúng ta thường chỉ thích chọn và luyện cho mình một dạng trí nhớ mà bỏ phí những khả năng ghi nhớ khác.

Để tăng cường trí nhớ một cách tốt nhất, đầu tiên chúng ta phải biết cách xóa bỏ những thông tin không có ý nghĩa, hoặc cố nhớ một cách máy móc những thứ mình không hiểu. Thật ra, với những "hiểu biết" không có tác dụng gì thì không cần nhớ và các "tri thức" nếu chưa hiểu rõ mà nhớ thì cũng chẳng có tác dụng gì.

Như vậy, để nâng cao trí nhớ, phải hiểu những nội dung tri thức học được, đây là điều hết sức quan trọng. (Đọc  thêm: Mẹo học để hiểu và nhớ bài nhanh hơn).

Có lẽ sẽ có người phản đối rằng: Để đối phó với các kỳ thi không thể không dùng đến những cách nhớ này. Hiển nhiên, việc giáo dục của các trường học hiện nay buộc học sinh thường phải dùng cách nhớ máy móc chỉ với mục đích thi cử, xong rồi quên. Rõ ràng, cách ghi nhớ máy móc không hề mang lại kết quả tốt.

Vì thế, để có bản lĩnh cao cường về trí nhớ, học đâu nhớ đấy, bạn hãy rèn luyện trí nhớ- tài sản vô giá của bạn. Sau đây là những lưu ý để cho bạn áp dụng cả 3 loại trí nhớ: Hình tượng (nhìn), logic (nghe) và cảm xúc.

Các bước cần phải nhớ để trang bị trí nhớ của mình là:
1) Ôn tập: Ôn tập là mẹ của trí nhớ, lập đi lập lại nhiều lần sẽ tạo thành mối liên hệ thần kinh bền vững trong não bộ, từ đó để lại dấu vết sâu đậm trong trí nhớ. Nhưng học thuộc mà không hiểu thì cũng sẽ bị quên. Vì vậy, ôn tập cần phải đủ hai phần: Hiểu sâu và nhớ kỹ.

2) Cần hiểu rõ mục đích ghi nhớ: Trong một thực nghiệm, người ta đưa cho học sinh hai loại tài liệu dài và khó như nhau, dặn: ngày mai sẽ kiểm tra tài liệu A và tài liệu B thì hai tuần nữa. Sau đó, cả tài liệu A và B đều kiểm tra sau hai tuần, kết quả cho thấy hiệu quả ghi nhớ của tài liệu B cao hơn rất nhiều tài liệu A. Rõ ràng, đề ra nhiệm vụ “cần phải nhớ lâu” có tác dụng rất lớn đối với trí nhớ. Vì thế, khi tạm thời ghi nhớ để đối phó với thầy cô hoặc để đi thi, quả nhiên ngay lúc ấy có thể nhớ nhưng rất chóng quên, chính là do không có mục đích ghi nhớ lâu dài.

3) Cần tích cực hoạt động thực tế: Luôn quan sát, nắm bắt thông tin, tổng hợp thành quy luật. Vì nó có tác dụng nâng cao hiệu quả ghi nhớ. Ví dụ: học lý-hóa cần tự tay làm thí nghiệm, học địa lý cần kẻ bảng, vẽ hình.

4) Cần hiểu rõ ý nghĩa nội dung ghi nhớ: Hiệu quả của hiểu và nhớ bài thường cao hơn ghi nhớ máy móc rất nhiều. Riêng đối với những tài liệu khô khan như niên đại, số liệu, thuật ngữ…, ta cố gắng tạo ra mối liên hệ hoặc ý nghĩa nhân tạo để giúp cho dễ ghi nhớ (liên tưởng).

5) Sắp xếp hợp lý: Cùng một số lượng tài liệu, nhất là khi tài liệu quá dài, nếu ta cứ học từ đầu đến cuối, sẽ lâu thuộc hơn so với cách học chia đoạn, rồi cuối cùng tổng hợp lại.

6) “Tính chất” ảnh hưởng đến tài liệu ghi nhớ: Sẽ rất dễ nhớ hơn với các tài liệu trực quan, hình tượng, giàu cảm xúc, có vần điệu… Vì thế, hãy sưu tầm hoặc tự soạn những định lý toán, những bài ngữ pháp, dưới các dạng ca dao, hò vè (chơi mà học) … dễ học, dễ thuộc lại nhớ lâu.
Như vậy, bạn muốn nhớ một việc gì hay bài học nào đó, trước tiên bạn hãy nhớ tổng quát bố cục tiếp theo là chi tiết, như vậy bạn có thể nhớ lâu hơn và khó quên.

Hiểu và áp dụng những lưu ý cho cả ba loại trí nhớ trong việc học tập, tuân thủ những quy luật khoa học của trí nhớ, có như vậy bạn sẽ đạt được kết quả mỹ mãn. Không những thế, vì trí nhớ là một tư duy khoa học còn sẽ theo ta suốt cả cuộc đời hoạt động, nên dù bạn đã có hoặc chưa có “trí nhớ tốt”, xin bạn hãy tiếp tục rèn luyện, không bao giờ là muộn cả.


Công Ty Hiền Quang chuyên Du Học Nhật Bản

6 cách học tiếng Nhật

1- Kế hoạch:
Nếu bạn chuẩn bị học, hay là làm một việc gì đó mà không bị mắt phải, bước đầu tiên hãy chuẩn bị thật kỹ và vạch ra kế hoạch rõ ràng như vậy mọi việc sẽ hoàn tất nhanh chóng. Học tập có hệ thống nghiên cứu kỹ điều gì nên chuẩn bị làm trước, điều gì làm sau. Nếu bạn bỏ ra một thời gian ngắn để vạch ra kế hoạch học tập, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian rất nhiều cho tất cả những lần sau khi thực hiện đến.

2- Học vào lúc nào?:
Nếu đó là bài giảng, bạn hãy học ngay sau khi nghe giảng bài. Nếu đó là bài học thuộc lòng hoặc trả lời câu hỏi, hãy học trước khi lên lớp. Sau khi nghe giảng, bạn hãy xem lại, chọn lại và tổ chức ghi chép. Trước khi trả bài miệng, bạn dùng thì giờ để học thuộc lòng, xem lại các câu văn có số lượng chữ nhiều hãy nhớ nghĩa và hiểu đoạn văn nói lên điều gì, chuẩn bị câu hỏi cho bài cũ. Việc đặt câu hỏi là một kỹ thuật tốt để giúp đào sâu vẫn đề và đưa ra các phần bạn cần nghiên cứu thêm.

3- Hiểu rõ các ghi chép:
Tìm ra các ý tưởng quan trọng mà thầy cô đã nhấn mạnh. Lưu ý các từ "cho nên, vì vậy" và "chủ yếu", "điều quan trọng" mà thầy cô đã tóm tắt.

4- Học cách chủ động không học thụ động:
Không nên đọc đi đọc lại một câu nhiều lần như vẹt. Hãy dùng nhiều giác quan khi học. Cố gắng cho đầu óc bạn nhìn thấy được.
+ Sử dụng âm thanh: Đọc các chữ to giọng và lắng nghe chúng.
+ Sử dụng sự liên tưởng: Liên tưởng điều đang học với điều gì quan trọng có liên quan.

5- Ghi cẩn thận:
Nó sẽ đòi hỏi bạn suy nghĩ theo lối phân tích. Ghi ngắn, đủ dữ liệu sẽ tốt hơn là viết tất cả mọi điều ghi được vì bạn không còn thời gian để phân tích rồi tổng hợp lại.

6- Luôn học tại bàn:
Thái độ này chuẩn bị cho bạn cả hai ưu thế trí tuệ lẫn thể hình. Không được nằm dài trên giường để học bởi bạn sẽ ngủ quên lúc nào không biết. Lâu dần nằm học sẽ tạo thói quen lười biếng.


Công Ty Hiền Quang chuyên Du Học Nhật Bản

ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ
- Tốt nghiệp THPT trở lên
- Không yêu cầu học lực, tuổi tác
- Có nguyện vọng học và làm việc tại Nhật Bản     
Chúng tôi giúp bạn đi du học với chi phí chỉ 100 triệu