Thời kỳ này có đặc trưng là tốc độ tăng GDP không ổn định và nhìn chung thấp bằng nửa thời kỳ tăng trưởng nhanh. Một loạt cuộc khủng hoảng kinh tế đã xảy ra vào các năm 1973-1975, 1981-1982 và 1985-1986. Hai cuộc khủng hoảng đầu tiên có nguyên nhân chính là các cú sốc dầu lửa. Còn cuộc khủng hoảng thứ ba có nguyên nhân từ việc đồng Yên Nhật lên giá sau Thỏa ước Plaza.
Là nước phụ thuộc gần như hoàn toàn vào dầu lửa nhập khẩu (mà giá dầu lại tăng vọt) và nhu cầu nước ngoài (mà thị trường nước ngoài cũng bị khủng hoảng), nên cuộc khủng hoảng 1973-1975 đã làm kinh tế Nhật Bản rơi vào tình trạng đình lạm sâu sắc. Mức độ khủng hoảng (căn cứ vào tốc độ tăng trưởng GDP thực tế và sản lượng công nghiệp) của Nhật Bản nghiêm trọng nhất trong các nước công nghiệp phát triển và nghiêm trọng hơn cả hồi Đại khủng hoảng. Những ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng như đóng tàu, luyện thép, hóa dầu, dệt, gia công kim loại bị khủng hoảng nặng nề.
Tác động nghiêm trọng của cú sốc dầu lửa 1973-1975 đã khiến Nhật Bản phải tích cực triển khai chương trình tiết kiệm năng lượng, đồng thời chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng của khu vực dịch vụ. Trong khu vực chế tạo, giảm tỷ trọng của các ngành dùng nhiều năng lượng, tăng tỷ trọng của các ngành có hàm lượng tri thức cao (như sản xuất máy tính, máy bay, người máy công nghiệp, mạch tổ hợp,...), các ngành sản xuất theo mốt (quần áo chất lượng cao, đồ điện dân dụng, thiết bị nghe nhìn,...) và công nghiệp thông tin. Nhật Bản nhấn mạnh hơn nữa nghiên cứu khoa học cơ bản để có thể chuyển sang các ngành kinh tế mới.
Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản ra nước ngoài tăng vọt với hai động lực chính là tận dụng nguồn nguyên liệu và năng lượng ở các địa bàn đầu tư là các nền kinh tế đang phát triển và chọc thủng hàng rào bảo hộ mậu dịch ở các địa bàn đầu tư là các nền kinh tế phát triển.
Nhờ những cải cách tích cực, Nhật Bản đã hồi phục sau khủng hoảng 1973-1975 và chỉ bị ảnh hưởng nhẹ trong cuộc khủng hoảng 1979-1981. Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của Nhật Bản vẫn cao hơn của các nước công nghiệp phát triển khác.
Tác động nghiêm trọng của cú sốc dầu lửa 1973-1975 đã khiến Nhật Bản phải tích cực triển khai chương trình tiết kiệm năng lượng, đồng thời chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng của khu vực dịch vụ. Trong khu vực chế tạo, giảm tỷ trọng của các ngành dùng nhiều năng lượng, tăng tỷ trọng của các ngành có hàm lượng tri thức cao (như sản xuất máy tính, máy bay, người máy công nghiệp, mạch tổ hợp,...), các ngành sản xuất theo mốt (quần áo chất lượng cao, đồ điện dân dụng, thiết bị nghe nhìn,...) và công nghiệp thông tin. Nhật Bản nhấn mạnh hơn nữa nghiên cứu khoa học cơ bản để có thể chuyển sang các ngành kinh tế mới.
Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản ra nước ngoài tăng vọt với hai động lực chính là tận dụng nguồn nguyên liệu và năng lượng ở các địa bàn đầu tư là các nền kinh tế đang phát triển và chọc thủng hàng rào bảo hộ mậu dịch ở các địa bàn đầu tư là các nền kinh tế phát triển.
Nhờ những cải cách tích cực, Nhật Bản đã hồi phục sau khủng hoảng 1973-1975 và chỉ bị ảnh hưởng nhẹ trong cuộc khủng hoảng 1979-1981. Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của Nhật Bản vẫn cao hơn của các nước công nghiệp phát triển khác.
Theo Wikipedia Nhật Bản
Xem thêm >> Du học Nhật bản !
Tin mới hơn:
- 04/08/2012 07:19 - Tầm quan trọng của ngành công nghiệp đối với nền kinh tế Nhật Bản
- 04/08/2012 07:07 - Tầm quan trọng của ngành ngư nghiệp đối với nền kinh tế Nhật Bản
- 04/08/2012 02:29 - Kinh tế Nhật Bản vào thế kỉ 16
- 03/08/2012 09:41 - Kinh tế Nhật Bản Thời kỳ trì trệ kéo dài
- 03/08/2012 09:35 - Kinh tế Nhật Bản thời kỳ bong bóng
Tin cũ hơn:
- 03/08/2012 09:16 - Kinh tế Nhật Bản Thời kỳ công nghiệp hóa
- 03/08/2012 09:09 - Kinh tế Nhật Bản Thời kỳ Tokugawa
- 18/05/2012 12:46 - Kinh Tế Nhật Bản