Du Học Nhật Bản Học qua Video Chương trình 5 Người Nhật làm việc như thế nào?

Người Nhật làm việc như thế nào?

LÀM VIỆC CÓ PHƯƠNG PHÁP, CẦN CÙ, CẨN THẬN, KHÔNG GANH TỴ
Người Nhật chấp nhận khó khăn, phức tạp và rất kiên nhẫn học hỏi hay chịu đựng, cộng thêm với lối làm việc có phương pháp là bí quyết thành công của họ. Phức tạp như ngôn ngữ của họ, dùng tới 5 loại văn tự khác nhau là chữ Hán, Quốc Tự, Hiragana, Katakana và La Tinh, có chữ Hán lên tới 20 đến 25 cách đọc. Làm việc phương pháp ở chỗ hội họp kỹ, nghiên cứu kỹ, phân công kỹ và làm việc kỹ. Đôi khi người ngoại quốc phải sốt ruột là sao họ chuẩn bị lâu thế, và rồi ai cũng phải ngạc nhiên khi bắt tay vào việc, họ làm nhanh thế và kỹ thế...
Các học sinh Nhật đều phải tập về lễ nhập học, nhất là lễ phát bằng tốt nghiệp từ trước. Ngay cả đối với người tỵ nạn Đông Dương ở các trung tâm xúc tiến định cư, khi học Nhật ngữ, Ban Điều Hành bao giờ cũng nói người đại diện viết diễn văn trước để dịch ra tiếng Nhật và tất cả họp tập mọi nghi thức trước một ngàỵ Khi chụp hình, nhiếp ảnh gia luôn sửa tư thế và chỉ cách để tay cho học sinh, nên chỗ nào cũng thấy hình chụp ngay ngắn, đồng nhất.
Có lần ở nhà thương phụ thuộc Đại Học Nichidai (Nhật Bản Đại Học), vợ tôi thấy một bà già người Nhật làm công việc vệ sinh, khi đổ rác mà thấy bao rác đã dơ thì bà ta thay bao rác mới. Lần đó, sau khi thay bao rác xong, bà đã đi mấy bước mà vẫn còn quay lại ngó, thấy mép bao chưa được đẹp, bà ấy quay trở lại vuốt cho thật thẳng.
Quý bạn đi mua hàng ở Nhật, nhất là vào các cửa hiệu lớn sẽ thấy đúng "Khách là nhất!". Họ tiếp đãi rất ân cần, lịch sự, khách mua thì cảm ơn thật nhiều, dù sau khi giở ra xem đủ thứ mà không mua thì cũng vui lòng cám ơn rồi sắp xếp lại chứ không có màn cự nự. Khi khách đưa trả tiền, nhân viên thường nhận bằng hai tay, rồi kẹp ở máy tính tiền để phòng trường hợp nhầm lẫn giữa tiền giấy 5.000 hay 10.000 Yen..., khi nhận cũng như khi thối lại thường đếm hai lần, đưa tiền thối cũng bằng hai tay, thối xong mới cất tiền giấy của khách đi rồi chắp hai tay cúi chào. Trong giao dịch, lúc trao đổi danh thiếp, đôi khi cũng thấy họ đưa và nhận bằng hai tay, nhất là người có địa vị thấp hơn.
Thời sinh viên, thỉnh thoảng tôi ra "chợ người" ở gần ga Takadanobaba, quận Shinjuku để kiếm việc làm. Có lần làm chung với một thanh niên Nhật, anh ta không đi làm chính thức mà vẫn là thợ phụ như chúng tôi, lang thang ở khắp các công trường xây dựng, có gì làm nấy, sai gì làm nấy, thường là việc dọn dẹp. Một hôm đám sinh viên chúng tôi cùng anh ta được trao việc dọn đống ống chống bằng thép dùng đổ bê tông, mỗi ống nặng khoảng từ 8 đến 10 kg. Chúng tôi thấy đi xa, nên cứ từ từ đem từng ống một cho khỏi mệt, trong khi anh ta thì cứ ba ống một. Khi nhận việc xúc cát từ nguyên một xe cát chở tới, chúng tôi làm độ 30 phút là mệt lử mà mới xúc được độ 1/4 xe, anh ta nhào vào nói để anh ta làm, anh làm liền tay cũng độ 30 phút là hết chỗ còn lại. Khi ra về, mọi người xếp hàng lãnh bao thư, trong có 5.000 hay 6.000 Yen như nhau. Lần nào gặp anh tôi cũng thấy anh làm việc cật lực như thế, tay đầy vết xước mà không bao giờ thấy than mệt hay cằn nhằn chúng tôi sao tà tà thế.
Người Nhật làm việc đến xong chứ không lo canh giờ về và phải xong một cách hoàn mỹ chứ không thấy hết giờ thì làm vội qua loa, và họ rất ngạc nhiên khi thấy khi người Việt làm việc hay than "mệt rồi", không làm nữa. Hầu như không thấy người Nhật vừa làm việc vừa nói chuyện, vừa hút thuốc lá hay uống cà phê. Nói chung họ chủ trương làm chậm mà chắc, muốn sản phẩm luôn được hoàn mỹ, vượt hơn những thứ đã có.
Khi vào làm việc chung, người Nhật không hỏi lương nhau để xem việc mình làm và lương có tương xứng không, không có kiểu thấy nhiều thì yên lặng, thấy ít thì bất mãn hay làm tà tà và rất ít khi họ mượn tiền nhau.
Công chức thì ở đâu cũng "lè phè" hơn tư chức. Nhưng nhân viên hành chánh Nhật nói chung tiếp mọi người rất tử tế, không khác nhân viên một cơ sở thương mại là mấy, nói năng rất khiêm tốn, hầu như không bao giờ thấy họ hách dịch. Chỉ họa hoằn lắm mới thấy có cãi nhau ở Sở Ngoại Kiều (Sở Nhập Quốc, 入国管理局 = Nyukoku Kanrikyoku, Nhập Quốc Quản Lý Cục), thường người lớn tiếng là người ngoại quốc chứ không phải người Nhật. Nhân viên bưu điện làm việc còn tận tụy và chăm chỉ hơn nữa, trong nội bộ cũng luôn có đặt chỉ tiêu gia tăng hiệu suất.


(sưu tầm)
Công Ty Hiền Quang chuyên Du Học Nhật Bản

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ
- Tốt nghiệp THPT trở lên
- Không yêu cầu học lực, tuổi tác
- Có nguyện vọng học và làm việc tại Nhật Bản     
Chúng tôi giúp bạn đi du học với chi phí chỉ 100 triệu