Dân cư Nhật Bản phân bố không đồng đều trong cả nước. Dân cư tập trung đông nhất ở Vành đai Thái Bình Dương. Có một số lý do giải thích tại sao mật độ dân cư ở Nhật Bản lại quá chênh lệch như vậy. Chỉ có 15% đất đai phù hợp cho việc xây dựng, vì vậy các khu dân cư chỉ giới hạn trong những khu vực tương đối nhỏ hẹp. Đất nông nghiệp cũng thiếu, do đó việc canh tác tập trung ở một vài đồng bằng ven biển. Ngoài ra, khí hậu là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phân bổ dân cư, vì miền Đông và miền Nam ấm áp và thích hợp cho việc định cư. Các miền này còn tiện lợi cho quan hệ thương mại với các nước khác trong vùng Thái Bình Dương và vì vậy cũng là các vùng công nghiệp nổi tiếng.
Nhật Bản là một trong những nước có tuổi thọ dân số cao nhất thế giới, trung bình là 81,25 tuổi cho năm 2006. Tuy nhiên, dân số nước này đang lão hóa do hậu quả của sự bùng nổ dân số sau Thế chiến thứ hai. Năm 2004, 19,5% dân số Nhật trên 65 tuổi.
Biểu đồ tuổi thọ dân số Nhật Bản thống kê hiện tại 2004
Đơn vị: nghìn người
Tuổi Số lượng
0 - 4t 5735
5 - 9 5938
10 - 14 6060
15 - 19 6761
20 - 24 7725
25 - 29 8755
30 - 34 9819
35 - 39 8662
40 - 44 7909
45 - 49 7854
50 - 54 9300
55 - 59 9640
60 - 64 8652
65 - 69 7343
70 - 74 6466
75 - 79 5098
trên 80 5969
Biểu đồ tuổi thọ dân số Nhật Bản thống kê hiện tại năm 2004
Theo giới tính (Đơn vị: nghìn người)
Nam Tuổi Nữ
2943 0 - 4t 2792
3040 5 - 9 2898
3105 10 - 14 2955
3466 15 - 19 3295
3955 20 - 24 3770
4461 25 - 29 4294
4960 30 - 34 4859
4359 35 - 39 4303
3976 40 - 44 3933
3936 45 - 49 3918
4633 50 - 54 4667
4762 55 - 59 4878
4193 60 - 64 4459
3484 65 - 69 3859
2951 70 - 74 3515
2168 75 - 79 2930
1902 trên 80 4067
Nguồn: Thống kê dân số theo độ tuổi năm 2004
(Bộ nội vụ và thống kê Nhật Bản)Thay đổi dân số đã tạo ra các vấn để xã hội, đặc biệt là sự suy giảm lực lượng lao động, đồng thời gia tăng chi phí cho phúc lợi xã hội như vấn đề lương hưu. Nhiều người trẻ Nhật Bản hiện có xu hướng không kết hôn hoặc có gia đình khi trưởng thành. Dân số nước Nhật Bản dự tính sẽ giảm xuống còn 100 triệu người vào năm 2050 và 64 triệu người vào năm 2100. Chính quyền và các nhà hoạch định dân số đang đau đầu để giải quyết vấn đề này.
Nhập cư và gia tăng khuyến khích sinh đẻ đang được xem là giải pháp để cung cấp lực lượng lao động cho sự lão hóa của dân số nhằm duy trì sự phát triển của nền kinh tế khổng lồ lớn thứ hai trên thế giới.
Cổng chào Shinto tại Fushimi Inari-taisha, Kyoto
Khoảng 84% đến 96% dân số Nhật Bản theo cả Thần đạo và Phật giáo Đại thừa. Phật giáo Đạo giáo và Nho giáo từ Trung Quốc cũng có ảnh hưởng đến niềm tin và tín ngưỡng của người Nhật. Có 1 triệu người Nhật theo Đạo Cơ Đốc. Thêm vào đó, từ giữa thế kỷ 19, rất nhiều đạo giáo đã xuất hiện ở Nhật Bản như Shinshukyo và Tenrikyo; các tôn giáo này chiếm khoảng 3% dân số Nhật Bản.
99% dân số nói tiếng Nhật. Đây là loại ngôn ngữ kết dính được phân biệt bởi một hệ thống các từ ngữ lễ giáo phản ánh xã hội tôn ti và trọng đạo đức của Nhật Bản, với các dạng động từ và từ vựng trong tiếng Hán và cả tiếng Anh (từ sau Thế chiến thứ hai). Hệ thống chữ viết sử dụng chữ Hán và hai loại chữ kana (bảng âm tiết dựa trên chữ tiếng Hán, giống như ký tự Latinh) và chữ số Ả Rập. Tiếng Ryukyuan, một phần của hệ ngôn ngữ Nhật, được nói phần lớn ở Okinawa, chỉ có số ít người học ngôn ngữ này. Tiếng Ainu chỉ được sử dụng bởi một số ít người già bản địa còn sống tại Hokkaido. Phần lớn các trường công và tư ở Nhật đều buộc học sinh phải học cả tiếng Nhật và tiếng Anh.
Theo: Wikipedia Nhật Bản
- 30/07/2012 05:30 - Tỉnh Akita(秋田県 Akita-ken)
- 22/05/2012 07:39 - Thông báo phát hành tạp chí Nipponica No.5 (văn hóa trà đạo)
- 19/05/2012 08:06 - Đối Ngoại Nhật Bản
- 19/05/2012 08:01 - Thể Thao Nhật Bản
- 19/05/2012 07:40 - Văn Học Nhật Bản
- 18/05/2012 13:09 - Khoa Học Và Công Nghệ Nhật Bản
- 18/05/2012 12:04 - Khí Hậu Nhật Bản
- 18/05/2012 12:00 - Địa Lý Nhật Bản
- 18/05/2012 05:16 - Lịch sử Nhật Bản trước công nguyên