Du học Nhật bản
Bắt đầu du học Nhật bản : Được xem như một bước tiến cho công cuộc đổi mới của thế hệ trẻ, nước ta trong thời kỳ chiến tranh trải qua nhiều thế hệ lệ thuộc thực dân xâm chiếm, giáo dục chưa được phân vào đâu, để có người học thức chuẩn mực truyền đạt lại là điều hết sức khó khăn, những nhà học thức ít ổi của chúng ta đã nhận ra điều này. Để thực hiện xây dựng đất nước tri thức, bắc nguồn từ việc học tập tiếp nhận kiến thức từ nhiều quốc gia khác nhau để phục vụ đất nước sau này. Qua đây, chúng tôi đề cập đến nguồn gốc của chương trình du học Nhật bản đến với Việt Nam chúng ta bắc đầu từ đâu nhé!!!
Những người Việt Nam đầu tiên đi du học Nhật bản
Vào thế kỷ XX, trên khắp đất nước Việt Nam đã dậy lên làn sóng Duy Tân, hiện đại hóa, biểu hiện cho làn sóng này là phong trào Đông Du do cụ Phan Bội Châu khởi xướng, đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật Bản học tập. Mở đầu của chuyến đi (tháng 10 năm 1905) của cụ Phan Bội Châu là đưa 3 thanh niên là Nguyễn Thức Canh, Nguyễn Điển, Lê Khiết bí mật vượt qua vòng lưới mật thám Pháp. Tiếp theo sau đó là đoàn thứ hai gồm 5 người, trong số đó có hai anh em Lương Ngọc Quyến và Lương Nghị Khanh là con cụ Lương Văn Can - Hiệu trưởng trường Đông Kinh Nghĩa Thục tại Hà Nội. Chỉ một năm sau đó, năm 1906, Cường Để - Hội chủ hội Duy Tân cũng bí mật lên đường sang Nhật. Đến năm 1908, cụ Phan Bội Châu đã đưa khoảng 200 lưu học sinh của Việt Nam sang Nhật Bản học tập (tại trường Chấn Võ và Đồng Văn thư viện), trong đó có khoảng 100 người quê ở miền Nam.
Tuy phong trào Đông Du chỉ tồn tại được chưa đầy 4 năm (1905 – 1908) nhưng đã để lại một dấu ấn sâu đậm trong lịch sử Việt Nam thời hiện đại. Khi đất nước còn chìm trong đô hộ của thực dân Pháp, những thanh niên trí thức yêu nước đã biết tìm đường du học để mong kiến thức mình học được phục vụ công cuộc giải phóng đất nước.
Ngày nay thì việc tiếp thu tri thức mới có rất nhiều phương cách: Đông Du, Tây Du, Bắc Du, Nam Du hay du (học) tại chỗ,…bằng cách Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ, gia đình bỏ tiền cho con đi du học, bản thân du học sinh truy lùng học bổng… Vấn đề có chăng là ở chỗ, sau khi hoàn thành khóa học các du học sinh có quay về quê hương đất nước để phục vụ, nhằm đưa mảnh đất nghèo khó của chúng ta sánh vai cùng với các cường quốc trên khắp các châu hay không – đó còn là một dấu chấm hỏi khó tìm ra lời giải.
Người tiên phong của thời kỳ đổi mới
Có thể nói người tiên phong trong việc đưa học sinh Việt Nam ở thời kỳ đổi mới sang Nhật Bản học tập đó chính là thầy Nguyễn Đức Hòe, hiệu trưởng trường Nhật Ngữ Đông Du. Sự ra đời của trường Nhật Ngữ Đông Du tháng 04/1991 và chương trình du học Nhật Bản tháng 04/1992 đã chính thức mở ra một thị trường du học đầy tiềm năng. Chương trình du học nhật bản của Đông Du tập trung chủ yếu vào các chương trình học bổng và chương trình tài trợ của báo Asahi. Hiện nay thì Đông Du cũng đã triển khai thêm một số dịch vụ du học Nhật bản khác nữa nhưng chúng tôi không tiện phân tích....
Hiểu trưởng trường Đông Du là 1 trong những người du học tại Nhật bản tiếp theo cho thời kỳ đổi mới.
Mặc dù Đông Du là đơn vị tiên phong trong việc giới thiệu học sinh Việt Nam đi du học Nhật bản, nhưng chương trình du học này chỉ thực sự bùng nổ vào những năm gần đây bởi các ”tác nhân chính” sau đây:
1. Tháng 04/2000. Đề án “Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước” (gọi tắt là Đề án 322) và cấp học bổng du học cho các nhóm đối tượng hưởng lương từ ngân sách và doanh nghiệp nhà nước, cũng góp phần khiến cho bức tranh du học Nhật Bản thêm phong phú.
2. Các chương trình hỗ trợ học bổng của chính phủ Nhật Bản dành cho sinh viên Việt Nam nhiều hơn do tự tăng cường giao lưu văn hóa, kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản.
3. Tổ chức hỗ trợ sinh viên quốc tế du học Nhật bản (Jasso) ít nhất 2 lần/1 năm tổ chức những triển lãm lớn thu hút hàng ngàn người tham dự để giới thiệu chương trình du học Nhật Bản đến sinh viên Việt Nam.
4. Các trung tâm hợp tác nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản và trung tâm giao lưu văn hóa Việt - Nhật mở ra cũng góp phần không nhỏ quảng bá chương trình du học Nhật Bản đến du học sinh Việt Nam.
5. Các nước có truyền thống nhận du học sinh Việt Nam như: Anh, Úc, Mỹ....v.v.. thiết chặt quy định cấp Visa du học. Do đó, một bộ phận không nhỏ du học sinh đã chuyển hướng sang du học Nhật Bản vì các quy định cấp Visa du học Nhật bản đơn giản hơn.
6. Số lượng Tu Nghiệp Sinh (những người làm việc tại Nhật Bản 3 năm) trở về nước cũng góp phần tuyên truyền về cuộc sống và văn hóa Nhật Bản.
7. Một số thị trường xuất khẩu lao động truyền thống như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản...v.v... đã thiết chặt hơn về quy định cấp Visa cho người lao động. Đó cũng là lý do khiến người lao động chuyển hướng sang du học Nhật bản vì các quy định về việc làm thêm nơi đây lương còn cao hơn rất nhiều so với lao động xuất khẩu tại các nước khác.
8. Một số công ty tư vấn chuyên về du học Nhật Bản do các nhóm du học sinh đã từng học tập và làm việc tại Nhật Bản mở ra thời gian gần đây tại Việt Nam, cũng góp phần tạo cầu nối thông tin giữa du học sinh Việt Nam và các cơ sở giáo dục uy tín của Nhật Bản.
Ngày nay, Nhật bản thu hút du học Việt Nam sang Nhật mỗi năm lên đến hàng ngàn sinh viên, du học tại Nhật bản được xem như là cánh cửa mở, rất nhiều kỳ vọng cho những ai mong muốn học tập và làm việc tại Nhật.
Qua bài viết này, giúp các bạn du học sinh đang học tập và làm việc tại Nhật và những ai mong muốn sang Nhật học tập, biết được nguồn gốc bắt đầu chương trình du học Nhật bản và các bạn là những người tiếp nối sau này.
Chúc các bạn học tập và làm việc tại Nhật bản đạt nhiều thành tích tốt nhất!