Những người châu Âu thời Phục Hưng đã thán phục Nhật khi họ đến đây vào thế kỷ 16. Đảo quốc này được đánh giá là có rất nhiều kim loại quý, chủ yếu dựa trên những tính toán của Marco Polo về các lâu đài và đến thờ được mạ vàng, về sự phong phú của các quặng mỏ lộ thiên từ các miệng núi lửa khổng lồ. Các quặng này được khai thác triệt để và trên quy mô lớn và Nhật đã từng là nhà xuất khẩu lớn các kim loại chì và bạc vào thời kỳ Công nghiệp.
Nước Nhật thời Phục Hưng cũng được đánh giá là một xã hội phong kiến phức tạp với một nền văn hóa đặc sắc và nền kỹ thuật tiền công nghiệp mạnh mẽ. Đất nước tập trung đông dân số ở thành thị và thậm chí có những trường Đại học Phật Giáo lớn hơn cả các học viện ở phương Tây như Salamanca hoặc Coimbra. Các nhà nghiên cứu Châu Âu về thời đại này có vẻ đồng ý rằng người Nhật "chẳng những vượt trội tất cả các dân tộc phương Đông mà còn ưu việt hơn cả người Tây Phương" (Alessandro Valignano, 1584, "Historia del Principo y Progresso de la Compania de Jesus en las Indias Orientales).
Những du khách Tây Phương đầu tiên đã rất ngạc nhiên về chất lượng của hàng thủ công và dụng cụ rèn đúc. Điều này xuất phát từ việc bản thân nước Nhật khá khan hiếm những tài nguyên thiên nhiên vốn dễ tìm thấy ở Âu Châu, đặc biệt là sắt. Do đó, người Nhật nổi tiếng tiết kiệm đối với tài nguyên nghèo nàn của họ, càng ít tài nguyên họ càng phát triển các kỹ năng để bù đắp.
Các tàu Bồ Đào Nha đầu tiên (thường khoảng 4 tàu kích cỡ nhỏ mỗi năm) đến Nhật chở đầy tơ lụa, gốm sứ Trung Hoa. Người Nhật rất thích những thứ này, tuy nhiên họ lại bị cấm giao dịch với Trung Quốc do các Hoàng đế Trung Hoa muốn trừng phạt các Oải Khấu thường xuyên cướp bóc duyên hải nước mình. Sau đó, người Bồ Đào Nha, được gọi là Nanban (Nam Man) chớp lấy cơ hội này đóng vai trò trung gian thương mại ở châu Á.
Nước Nhật thời Phục Hưng cũng được đánh giá là một xã hội phong kiến phức tạp với một nền văn hóa đặc sắc và nền kỹ thuật tiền công nghiệp mạnh mẽ. Đất nước tập trung đông dân số ở thành thị và thậm chí có những trường Đại học Phật Giáo lớn hơn cả các học viện ở phương Tây như Salamanca hoặc Coimbra. Các nhà nghiên cứu Châu Âu về thời đại này có vẻ đồng ý rằng người Nhật "chẳng những vượt trội tất cả các dân tộc phương Đông mà còn ưu việt hơn cả người Tây Phương" (Alessandro Valignano, 1584, "Historia del Principo y Progresso de la Compania de Jesus en las Indias Orientales).
Những du khách Tây Phương đầu tiên đã rất ngạc nhiên về chất lượng của hàng thủ công và dụng cụ rèn đúc. Điều này xuất phát từ việc bản thân nước Nhật khá khan hiếm những tài nguyên thiên nhiên vốn dễ tìm thấy ở Âu Châu, đặc biệt là sắt. Do đó, người Nhật nổi tiếng tiết kiệm đối với tài nguyên nghèo nàn của họ, càng ít tài nguyên họ càng phát triển các kỹ năng để bù đắp.
Các tàu Bồ Đào Nha đầu tiên (thường khoảng 4 tàu kích cỡ nhỏ mỗi năm) đến Nhật chở đầy tơ lụa, gốm sứ Trung Hoa. Người Nhật rất thích những thứ này, tuy nhiên họ lại bị cấm giao dịch với Trung Quốc do các Hoàng đế Trung Hoa muốn trừng phạt các Oải Khấu thường xuyên cướp bóc duyên hải nước mình. Sau đó, người Bồ Đào Nha, được gọi là Nanban (Nam Man) chớp lấy cơ hội này đóng vai trò trung gian thương mại ở châu Á.
Theo Wikipedia Nhật Bản
Tin mới hơn:
- 04/08/2012 07:36 - Tầm quan trọng của ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc
- 04/08/2012 07:27 - Tầm quan trọng của ngành thương mại và dịch vụ
- 04/08/2012 07:19 - Tầm quan trọng của ngành công nghiệp đối với nền kinh tế Nhật Bản
- 04/08/2012 07:07 - Tầm quan trọng của ngành ngư nghiệp đối với nền kinh tế Nhật Bản
Tin cũ hơn:
- 03/08/2012 09:41 - Kinh tế Nhật Bản Thời kỳ trì trệ kéo dài
- 03/08/2012 09:35 - Kinh tế Nhật Bản thời kỳ bong bóng
- 03/08/2012 09:32 - Kinh tế Nhật Bản thời kỳ chuyển đổi
- 03/08/2012 09:16 - Kinh tế Nhật Bản Thời kỳ công nghiệp hóa
- 03/08/2012 09:09 - Kinh tế Nhật Bản Thời kỳ Tokugawa