Du Học Nhật Bản Chữ Kanji Tin mới nhất

Tin mới nhất

Lễ hội sanja ở Nhật Bản

Nguồn gốc Lễ hội Sanja
Được tổ chức vào cuối tuần thứ ba của tháng Năm, Lễ hội Sanja của Đền Asakusa là một trong ba lễ hội lớn nhất Tokyo, cùng với Lễ hội Kanda và Lễ hội Sanno.

Vào thời Edo (1603 - 1868), đây là một lễ hội rất nổi tiếng, và ngày nay, nét nổi bật của lễ hội này là cuộc diễu hành khổng lồ với hơn một trăm chiếc kiệu mikoshi được các cư dân khiêng đi quanh các khu phố nhộn nhịp gần Đền Asakusa. Một chiếc kiệu mikoshi này rất nặng, và cần rất nhiều người mới nâng được nó lên.
Theo truyền thuyết, Đền Asakusa được xây dựng để tỏ lòng kính trọng tới hai người ngư dân và một vị lão làng, vào thế kỷ XVII họ đã làm lễ kỉ niệm cho một bức tượng nữ thần Kannon mà hai người ngư dân tìm thấy trên một con sông gần đó. Bức tượng sau đó đã trở thành hình tượng gốc của chùa Sensoji, một trung tâm thờ cúng thần Kannon nổi tiếng. Bức tượng nhỏ được làm bằng vàng rồng, cho đến nay vẫn được lưu giữ tại chùa Sensoji, nhưng không được trưng bày công khai.
Những chiếc mikoshi chở các vị thần địa phương, người ta tin rằng mỗi năm một lần, các vị thần này sẽ rời khỏi đền của mình trong các lễ hội để tới thăm các cộng đồng địa phương và ban phát sự phù trợ đến các giáo dân trong năm tới.
Tại Lễ hội Sanja, du khách sẽ được chiêm ngưỡng rất nhiều loại hình múa cổ truyền, và có một cái nhìn tổng quát về cách những người dân của Edo (hiện nay là Tokyo) tổ chức các đợt lễ hội trong quá khứ.

Lễ hội Sanja được tổ chức trong ba ngày vào giữa tháng Năm, thông thường đó là ba ngày: thứ 6, thứ 7 và chủ nhật của cuối tuần thứ ba. Ngày thứ 6 – ngày đầu tiên, một cuộc diễu hành của hơn 500 người và các xe rước được gọi là Daigyouretsu sẽ bắt đầu vào 1 giờ chiều.
Sau khi đi vòng qua các quận gần đền thờ, những người tuần hành sẽ tham gia vào một nghi lễ cầu cho vụ mùa bội thu. Nghi lễ này bao gồm một điệu múa cổ của Nhật Bản được gọi là Múa Binzasara, nghi lễ bắt đầu từ 2h20 tại Haiden (đại sảnh trong Đền Asakusa) và 3h tại Kaguraden (nhà rạp trong Đền Asakusa).
Múa Binzasara là một điệu múa cổ trong đó có sử dụng một loại nhạc cụ gỗ có tên Binzasara.
Bên cạnh Múa Binzasara, rất nhiều loại hình múa độc đáo khác của Nhật Bản được trình diễn trong ngày đầu tiên này. Đầu tiên phải kể đến Múa Tekomai. Đây là điệu múa được những người phụ nữ Nhật Bản ăn mặc và trang điểm như các geisha biểu diễn. Đạo cụ đi kèm của họ thường là quạt. Điệu múa này thường được biểu diễn trong đền thờ. Đây là điệu múa được những người phụ nữ Nhật Bản ăn mặc và trang điểm như các geisha biểu diễn. Đạo cụ đi kèm của họ thường là quạt. Điệu múa này thường được biểu diễn trong đền thờ. Các vũ công khoác trên mình một chiếc áo trắng, hakama xanh, đội tóc màu trắng và một bộ phục trang mô tả một chú diệc. Đây là điệu múa đã có từ cách đây một nghìn năm. Diệc là loài vật tượng trưng cho hòa bình. Trên đường đi của các vũ công, nghi thức này sẽ xua đuổi bệnh dịch và giải phóng các linh hồn sang thế giới bên kia.
Vào ngày thứ hai, khoảng một trăm chiếc mikoshi được các đoàn giáo dân khiêng sẽ tuần hành qua các khu phố của Asakusa. Cuộc diễu hành bắt đầu từ 12h30.
Cao trào của lễ hội đến vào ngày thứ ba, khi ba chiếc mikoshi khổng lồ thuộc Đền Asakusa được đưa ra đường phố. 6h sáng, gần 10.000 người ních chặt trong các sân đền bổ đến bên kiệu mikoshi để có cơ hội được khiêng những ngôi đền di động này, mỗi chiếc nặng khoảng một tấn. Họ cùng đồng thanh hô “So-iya! So-iya” để cổ vũ tinh thần, và phải mất khoảng hai tiếng mới rời khỏi quần thể đền này được.
Lễ rước khổng lồ này kéo dài đến tận 8 giờ tối.
Một điều đặc biệt khác của Lễ hội Sanja là, chỉ duy nhất tại đây, các Yakuza mới được phép để lộ những hình xăm trên mình họ. Vì trong luật Nhật Bản, các Yakuza không được phép để lộ chúng ở nơi công cộng trong những ngày bình thường.


Công Ty Hiền Quang chuyên Du Học Nhật Bản

Học cách sống người Nhật


Theo truyền thống cổ xưa, và công nghệ hiện đại ngày nay cùng phát tiển và tồn tại tạo thành một môi trường phong phú và nét độc đáo của người Nhật. Văn hóa Nhật Bản, tồn tại đến ngày nay là được kết hợp hai nền văn hóa khác nhau, gồm văn hóa phương Đông và phương Tây. Đến nay Nhật Bản vẫn duy trì nét đẹp truyền thống văn hóa này.

1/ Tư Thế chào người Nhật:
Cái cúi đầu của người Nhật, dùng cho mọi trường hợp khi gặp nhau. Điều này thể hiện trân trọng người đối diện, nhất là chào nhau trong buổi gặp đối tác làm ăn hay cấp trên của mình. Mỗi cách chào thể hiện dường như thay cho lời nói như (chào buổi sáng, xin chào, cảm ơn, xin lỗi,…)
Những tư thế chào phổ biến với người Nhật
•    Cúi đầu nhanh khi đi gặp người đối diện
•    Cúi đầu thấp bày tỏ lịch sự
•    Vẫy tay chào

2/ Cách sinh hoạt người Nhật:

Phòng tắm thường cách với nhà vệ sinh, có nền lát đá và vòi nước gắn trên tường ở dưới thấp cùng với vòi hoa sen. Bồn tắm có hình vuông và sâu, trước khi tắm được đổ đầy nước lạnh từ vòi nước sau đó mới đun bằng gá được lắp bên ngoài ngôi nhà. Tắm sạch trước khi ngân mình vào bồn tắm. Nước của bồn nóng và chứa nhiều bọt như vậy mới mang lại cho cảm giác thoải mái, thư giãn và không dùng xà phòng hay dầu gội đầu khi đang trong bồn tắm.

3/ Cách ngủ:
Người Nhật thường ngủ trên giường. Theo truyền thống của người Nhật là ngủ xắp xếp, trong đó bộ đồi giường được bố trí vào ban đêm và giữ cả ngày trong phòng.


Công Ty Hiền Quang chuyên Du Học Nhật Bản

Nhật Bản – Đèn giao thông có thể chạy bằng pin?

Trận động đất và sóng thần hôm 11/3 vừa qua, đã làm cho hàng loạt các hệ thống đèn giao thông không hoạt động, đã gây cản trở và làm ách tắc giao thông.

Để khắc phục sự cố đó. Công ty Sanyo, cảnh sát tỉnh Fukushima và công ty Nihonshingo cùng hợp tác sản xuất 312 lõi ắc quy được lắp vào thân cột đèn. Khi mất điện thì những lõi ắc quy này sẽ cung cấp điện để đảm bảo đèn không bị tắt trong vòng vài tiếng. Mỗi hệ thống có thể đảm bảo cho 8 bóng đèn dành cho xe ô tô và 8 bóng đèn dành cho người đi bộ.

Tỉnh Fukushima và Aomori đã lắp thử nghiệm ở vài trụ chốt giao thông. Hệ thống này đã phát huy hiệu quả khi bị cắt điện do sét đánh và ngay cả trong lần động đất vừa rồi cũng giúp cho một số nơi tránh được sự hỗn loạn.

Hiện nay, có khoảng 200 nghìn trụ chốt giao thông trên toàn quốc. Và tất cả đèn đều chạy bằng điện. Khi xảy ra mất điện sẽ dễ gây ra tình trạng “không có sự điều khiển”. Một số nơi sử dụng máy phát điện chạy bằng dầu hỏa để đề phòng mất điện. Tuy thế chi phí duy trì khá cao.

Với hệ thống đèn mới lần này thì không cần nhiên liệu dự trữ. Do đó, chi phí duy trì sẽ giảm đáng kể. Hơn nữa khi mất điện thì hệ thống cũng sẽ tự động chuyên qua chạy bằng pin. Đây chính là ưu điểm sẽ giúp hệ thống này được đưa vào sử dụng trên diện rộng trong một ngày gần đây.


      Công Ty Hiền Quang chuyên Du Học Nhật Bản

ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ
- Tốt nghiệp THPT trở lên
- Không yêu cầu học lực, tuổi tác
- Có nguyện vọng học và làm việc tại Nhật Bản     
Chúng tôi giúp bạn đi du học với chi phí chỉ 100 triệu