Nhật Bản thời Azuchi-Momoyama
Thời kỳ Azuchi-Momoyama (安土桃山時代 | An Thổ-Đào Sơn thời đại) kéo dài từ năm 1573 đến năm 1603. Đây là thời kỳ thống nhất đất nước. Oda Nobunaga và Toyotomi Hideyoshi là hai nhà quân sự lỗi lạc có công đầu.
Oda Nobunaga trục xuất Chinh di Đại Tướng quân cuối cùng của gia tộc Ashikaga và thành công trong việc thống nhất một khu vực quan trọng của đất nước. Sau khi ông chết do bị phản bội, công việc của ông được người tùy tùng trung thành tên là Toyotomi Hideyoshi kế nghiệp và hoàn thành. Trong thời kỳ này, những người châu Âu đầu tiên đã đến Nhật Bản, mang theo súng ống và Ki-tô giáo. Việc buôn bán với nước ngoài bắt đầu. Đạo Ki-tô và việc buôn bán với nước ngoài phát triển mạnh mẽ dưới thời Oda và vào đầu thời Toyotomi, nhưng cuối cùng Toyotomi nghi ngờ những tham vọng về đất đai của người châu Âu và đã ra lệnh trục xuất những người truyền giáo. Mặc dù vậy, việc buôn bán vẫn tiếp tục.
Thời kỳ Azuchi-Momoyama (安土桃山時代 | An Thổ-Đào Sơn thời đại) kéo dài từ năm 1573 đến năm 1603. Đây là thời kỳ thống nhất đất nước. Oda Nobunaga và Toyotomi Hideyoshi là hai nhà quân sự lỗi lạc có công đầu.
Oda Nobunaga trục xuất Chinh di Đại Tướng quân cuối cùng của gia tộc Ashikaga và thành công trong việc thống nhất một khu vực quan trọng của đất nước. Sau khi ông chết do bị phản bội, công việc của ông được người tùy tùng trung thành tên là Toyotomi Hideyoshi kế nghiệp và hoàn thành. Trong thời kỳ này, những người châu Âu đầu tiên đã đến Nhật Bản, mang theo súng ống và Ki-tô giáo. Việc buôn bán với nước ngoài bắt đầu. Đạo Ki-tô và việc buôn bán với nước ngoài phát triển mạnh mẽ dưới thời Oda và vào đầu thời Toyotomi, nhưng cuối cùng Toyotomi nghi ngờ những tham vọng về đất đai của người châu Âu và đã ra lệnh trục xuất những người truyền giáo. Mặc dù vậy, việc buôn bán vẫn tiếp tục.
Toyotomi Hideyoshi đưa quân xâm chiếm Triều Tiên. Cuộc viễn chinh sau những thành công lớn bước đầu đập tan các đạo quân kháng cự yếu ớt và kiểm soát nhiều phần rộng lớn thuộc lãnh thổ Triều Tiên, cuối cùng lại thất bại nặng nề. Sự thất bại này, bên cạnh nguyên nhân do vương quốc Triều Tiên, đương thời là phiên thuộc nhà Minh (Trung Quốc), đã nhờ quân đội nhà Minh giúp sức, thì nguyên nhân lớn là do lực lượng hải quân Nhật Bản giai đoạn này còn yếu.[75] Những chiến thuyền còn nhỏ và kinh nghiệm hải hành còn thiếu, kế hoạch đổ bộ của các đạo quân lên bán đảo Triều Tiên không khớp nhau đã dẫn đến sự thiếu đồng bộ trong phối hợp giữa các cánh quân. Sau này người Nhật đã rút kinh nghiệm và lưu ý đến việc xây dựng hải quân hùng mạnh hơn.
Trường phái hội họa Kano và trà đạo đạt tới giai đoạn hoàng kim, với cả Nobunaga và Hideyoshi không tiếc tiền bạc và thời gian sưu tầm các bát uống trà và các vật dụng khác, tài trợ cho các sự kiện xã hội hoang phí, tài trợ cho các trà sư bậc thầy như Sen no Rikyū.
Hideyoshi xâm chiếm Nagasaki năm 1587, và sau đó cố kiểm soát giao thương với thế giới và điều chỉnh lại mọi liên hệ với thế giới bên ngoài đều qua thương cản này. Mặc dù Trung Quốc cản trở nỗ lực của ông bằng cách thắt chặt việc nhượng quyền giao thương, các nhiệm vụ thương mại của Hideyoshi đến những vùng đất nay là Malaysia, Philippines, và Thailand trên các con tàu dấu đỏ vẫn thành công. Ông cũng nghi ngờ những người theo đạo Thiên Chúa ở Nhật Bản, theo ông thì họ có âm mưu lật đổ mình và vài nhà truyền giáo đã bị xử tử dưới thời ông. Sau khi Toyotomi Hideyoshi chết, quyền lực bị Tokugawa Ieyasu thâu tóm.
Trận Sekigahara
Mặc dù Toyotomi Hideyoshi thống nhất và Nhật Bản và củng cố quyền lực của mình qua Cuộc vây hãm Odawara (1590), hai lần xâm lược Triều Tiên thất bại của ông đã làm quyền lực của gia tộc Toyotomi cũng như những người trung thành và những quan viên vẫn còn phục vụ và ủng hộ gia tộc này sau khi Toyotomi chết suy yếu một cách khủng khiếp. Sự hiện diện của Hideyoshi và em trai ông ta Hidenaga làm hai phe không bùng nổ xung đột, nhưng khi cả hai người đều qua đời, sự xích mích ngày càng trầm trọng và biết thành thù địch. Vì gia tộc Toyotomi có nguồn gốc nông dân, cả Hideyoshi lẫn người thừa kế ông là Hideyori được công nhận hay chấp nhận được làm Shogun.
Tokugawa Ieyasu chớp lấy thời cơ, lấy lòng họ, và hướng sự thù địch làm yếu đi gia tộc Toyotomi. Tokugawa Ieyasu không còn đối thủ về thâm niên, thức bậc, danh tiếng và ảnh hưởng nói chung trong gia tộc Toyotomi sau cái chết của Nhiếp chính Maeda Toshiie. Tin đồn lan tràn về việc Ieyasu, lúc này là đồng minh duy nhất còn sống của Oda Nobunaga, sẽ chiếm lấy cơ nghiệp của Hideyoshi, như cách mà Hideyoshi đã đoạt lấy của Nobunaga. Điều này được những quan viên trung thành với Hideyoshi đặc biệt tin tưởng, vì họ đã nghi ngờ Ieyasu đã kích động mối bất hòa giữa các chư hầu của của Toyotomi.
Ieyasu đã liên hệ với nhiều daimyo ở phía Tây, đảm bảo cho họ về đất đai và tính mạng sau trận chiến nếu họ chuyển phe. Điều này làm vài tướng lĩnh phía Tây giữ các vị trí quan trọng dao động và phải đưa quân tiếp viện hay tham chiến, việc này đã phát huy tác dụng. Mori Hidemoto và Kobayakawa Hideaki là hai daimyo như thế. Họ ở những vị trí mà nếu đánh thúc vào Đông quân, họ sẽ làm cho Ieyasu bị vây cả ba mặt. Tokugawa Ieyasu ra lệnh cho vài daimyo cũ của Toyotomi giao chiến với Tây Quân khi ông chia quân thành các đường và tiến về phía Tây trên con đường Tōkaidō đến lâu đài Osaka. Hidemoto, bị lời hứa của Ieyasu lung lạc, cũng thuyết phục Kikkawa Hiroie không tham chiến.
Mặc dù Kobayakawa đã nghe theo lời Ieyasu, ông vẫn do dự và giữ thái độ trung lập. Khi trận đánh vào hồi căng thẳn, Ieyasu cuối cùng ra lệnh cho súng hỏa mai bắn vào vị trí của Kobayakawa trên núi Matsuo. Đến lức này, Kobayakawa mới tham chiến theo phe phía Đông. Quân đội của ông đánh vào vị trí của Yoshitsugu. Mắt thấy hành động phản bội này, hàng loạt các tướng quân phía Tây như Wakisaka Yasuharu, Ogawa Suketada, Akaza Naoyasu, và Kutsuki Mototsuna ngay lập tức chuyển phe, khiến chiều hướng của trận đánh thay đổi hẳn. Tây quân tan rã, các chỉ huy bỏ chạy. Một vài người như Ukita Hideie chạy thoát, trong khi những người khác như Otani Yoshitsugu tự sát. Mitsunari, Yukinaga và Ekei bị bắt và một số ít như Mori Terumoto và Shimazu Yoshihiro trở về được lãnh địa của mình.
Sekigahara Kassen Byōbu (『関ヶ原合戦屏風』), một bức tranh tái hiện trận đánh tại Sekigahara. Bản sao năm 1854 này được tái tạo từ bản gốc của Sadanobu Kanō (狩野貞信) từ những năm 1620 và từng là một báu vật của Đại danh Hikone (彦根藩井伊家)
Nơi treo: Collection of The Town of Sekigahara Archive of History and Cultural Anthropology
Sự truyền bá Ki-tô giáo
Hội truyền giáo dẫn đầu bởi Francis Xavier (1506–1552) đến Nhật Bản vào năm 1549 và được chào mừng nồng nhiệt tại thủ đô Kyoto. Sự truyền đạo của họ đạt nhiều thành công nhất tại Kyushu, có tới khoảng 100.000 đến 200.000 người trở thành tín đồ công giáo và bao gồm nhiều Daimyō. Vào năm 1587, lãnh chúa Hideyoshi đã làm đổi ngược tình hình. Ông cho rằng sự có mặt của đạo Ki-tô sẽ làm chia rẽ nội bộ Nhật Bản và Ki-tô giáo có thể là chiêu bài cho bọn Châu Âu làm rối loạn Nhật Bản để dễ dàng xâm chiếm Nhật. Từ lúc đó, các hội truyền giáo đã trở thành mối đe dọa nguy hiểm cần phải bị tiêu diệt. Tuy nhiên các nhà buôn Bồ Đào Nha vẫn được phép buôn bán. Đạo luật cấm đạo không được thi hành ngay lập tức nhưng trong 3 thập kỷ tiếp theo, đạo luật cấm đạo ngày càng dữ đội hơn. Vào khoảng thập niên 1620, chính phủ Nhật đã tiêu diệt toàn bộ cộng đồng công giáo tại Nhật. Các nhà giảng đạo bị trục xuất và các nhà thờ Công giáo đều bị tiêu hủy hết. Đạo luật còn cấm các daimyo không được theo Công giáo. Các tín đồ Công giáo Nhật nếu không tự bỏ Công giáo thì sẽ bị giết. Rất nhiều tín đồ Công giáo trở thành Kakure Kirishitan (tạm dịch là "tín đồ Công giáo trốn ẩn"). Họ trốn ở dưới các hầm bí mật dưới lòng đất để theo đạo nhưng cộng đồng của họ đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Chỉ đến khi vào thập niên 1870s, thì Công giáo mới được chính thức hình thành lại ở Nhật Bản.
Trường phái hội họa Kano và trà đạo đạt tới giai đoạn hoàng kim, với cả Nobunaga và Hideyoshi không tiếc tiền bạc và thời gian sưu tầm các bát uống trà và các vật dụng khác, tài trợ cho các sự kiện xã hội hoang phí, tài trợ cho các trà sư bậc thầy như Sen no Rikyū.
Hideyoshi xâm chiếm Nagasaki năm 1587, và sau đó cố kiểm soát giao thương với thế giới và điều chỉnh lại mọi liên hệ với thế giới bên ngoài đều qua thương cản này. Mặc dù Trung Quốc cản trở nỗ lực của ông bằng cách thắt chặt việc nhượng quyền giao thương, các nhiệm vụ thương mại của Hideyoshi đến những vùng đất nay là Malaysia, Philippines, và Thailand trên các con tàu dấu đỏ vẫn thành công. Ông cũng nghi ngờ những người theo đạo Thiên Chúa ở Nhật Bản, theo ông thì họ có âm mưu lật đổ mình và vài nhà truyền giáo đã bị xử tử dưới thời ông. Sau khi Toyotomi Hideyoshi chết, quyền lực bị Tokugawa Ieyasu thâu tóm.
Trận Sekigahara
Mặc dù Toyotomi Hideyoshi thống nhất và Nhật Bản và củng cố quyền lực của mình qua Cuộc vây hãm Odawara (1590), hai lần xâm lược Triều Tiên thất bại của ông đã làm quyền lực của gia tộc Toyotomi cũng như những người trung thành và những quan viên vẫn còn phục vụ và ủng hộ gia tộc này sau khi Toyotomi chết suy yếu một cách khủng khiếp. Sự hiện diện của Hideyoshi và em trai ông ta Hidenaga làm hai phe không bùng nổ xung đột, nhưng khi cả hai người đều qua đời, sự xích mích ngày càng trầm trọng và biết thành thù địch. Vì gia tộc Toyotomi có nguồn gốc nông dân, cả Hideyoshi lẫn người thừa kế ông là Hideyori được công nhận hay chấp nhận được làm Shogun.
Tokugawa Ieyasu chớp lấy thời cơ, lấy lòng họ, và hướng sự thù địch làm yếu đi gia tộc Toyotomi. Tokugawa Ieyasu không còn đối thủ về thâm niên, thức bậc, danh tiếng và ảnh hưởng nói chung trong gia tộc Toyotomi sau cái chết của Nhiếp chính Maeda Toshiie. Tin đồn lan tràn về việc Ieyasu, lúc này là đồng minh duy nhất còn sống của Oda Nobunaga, sẽ chiếm lấy cơ nghiệp của Hideyoshi, như cách mà Hideyoshi đã đoạt lấy của Nobunaga. Điều này được những quan viên trung thành với Hideyoshi đặc biệt tin tưởng, vì họ đã nghi ngờ Ieyasu đã kích động mối bất hòa giữa các chư hầu của của Toyotomi.
Ieyasu đã liên hệ với nhiều daimyo ở phía Tây, đảm bảo cho họ về đất đai và tính mạng sau trận chiến nếu họ chuyển phe. Điều này làm vài tướng lĩnh phía Tây giữ các vị trí quan trọng dao động và phải đưa quân tiếp viện hay tham chiến, việc này đã phát huy tác dụng. Mori Hidemoto và Kobayakawa Hideaki là hai daimyo như thế. Họ ở những vị trí mà nếu đánh thúc vào Đông quân, họ sẽ làm cho Ieyasu bị vây cả ba mặt. Tokugawa Ieyasu ra lệnh cho vài daimyo cũ của Toyotomi giao chiến với Tây Quân khi ông chia quân thành các đường và tiến về phía Tây trên con đường Tōkaidō đến lâu đài Osaka. Hidemoto, bị lời hứa của Ieyasu lung lạc, cũng thuyết phục Kikkawa Hiroie không tham chiến.
Mặc dù Kobayakawa đã nghe theo lời Ieyasu, ông vẫn do dự và giữ thái độ trung lập. Khi trận đánh vào hồi căng thẳn, Ieyasu cuối cùng ra lệnh cho súng hỏa mai bắn vào vị trí của Kobayakawa trên núi Matsuo. Đến lức này, Kobayakawa mới tham chiến theo phe phía Đông. Quân đội của ông đánh vào vị trí của Yoshitsugu. Mắt thấy hành động phản bội này, hàng loạt các tướng quân phía Tây như Wakisaka Yasuharu, Ogawa Suketada, Akaza Naoyasu, và Kutsuki Mototsuna ngay lập tức chuyển phe, khiến chiều hướng của trận đánh thay đổi hẳn. Tây quân tan rã, các chỉ huy bỏ chạy. Một vài người như Ukita Hideie chạy thoát, trong khi những người khác như Otani Yoshitsugu tự sát. Mitsunari, Yukinaga và Ekei bị bắt và một số ít như Mori Terumoto và Shimazu Yoshihiro trở về được lãnh địa của mình.
Sekigahara Kassen Byōbu (『関ヶ原合戦屏風』), một bức tranh tái hiện trận đánh tại Sekigahara. Bản sao năm 1854 này được tái tạo từ bản gốc của Sadanobu Kanō (狩野貞信) từ những năm 1620 và từng là một báu vật của Đại danh Hikone (彦根藩井伊家)
Nơi treo: Collection of The Town of Sekigahara Archive of History and Cultural Anthropology
Sự truyền bá Ki-tô giáo
Hội truyền giáo dẫn đầu bởi Francis Xavier (1506–1552) đến Nhật Bản vào năm 1549 và được chào mừng nồng nhiệt tại thủ đô Kyoto. Sự truyền đạo của họ đạt nhiều thành công nhất tại Kyushu, có tới khoảng 100.000 đến 200.000 người trở thành tín đồ công giáo và bao gồm nhiều Daimyō. Vào năm 1587, lãnh chúa Hideyoshi đã làm đổi ngược tình hình. Ông cho rằng sự có mặt của đạo Ki-tô sẽ làm chia rẽ nội bộ Nhật Bản và Ki-tô giáo có thể là chiêu bài cho bọn Châu Âu làm rối loạn Nhật Bản để dễ dàng xâm chiếm Nhật. Từ lúc đó, các hội truyền giáo đã trở thành mối đe dọa nguy hiểm cần phải bị tiêu diệt. Tuy nhiên các nhà buôn Bồ Đào Nha vẫn được phép buôn bán. Đạo luật cấm đạo không được thi hành ngay lập tức nhưng trong 3 thập kỷ tiếp theo, đạo luật cấm đạo ngày càng dữ đội hơn. Vào khoảng thập niên 1620, chính phủ Nhật đã tiêu diệt toàn bộ cộng đồng công giáo tại Nhật. Các nhà giảng đạo bị trục xuất và các nhà thờ Công giáo đều bị tiêu hủy hết. Đạo luật còn cấm các daimyo không được theo Công giáo. Các tín đồ Công giáo Nhật nếu không tự bỏ Công giáo thì sẽ bị giết. Rất nhiều tín đồ Công giáo trở thành Kakure Kirishitan (tạm dịch là "tín đồ Công giáo trốn ẩn"). Họ trốn ở dưới các hầm bí mật dưới lòng đất để theo đạo nhưng cộng đồng của họ đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Chỉ đến khi vào thập niên 1870s, thì Công giáo mới được chính thức hình thành lại ở Nhật Bản.
Theo Wikipedia Nhật Bản
Tin cũ hơn:
- 06/08/2012 03:15 - Lịch sử Nhật Bản thời kỳ Asuka
- 06/08/2012 03:10 - Lịch sử Nhật Bản thời kỳ Kofun
- 06/08/2012 03:00 - Lịch sử Nhật Bản thời kỳ Yayoi
- 06/08/2012 02:54 - Lịch sử Nhật Bản thời kỳ Jomon
- 06/08/2012 02:43 - Lịch sử Nhật Bản thời đồ đá cũ