Du Học Nhật Bản Chữ Kanji Tin mới nhất

Tin mới nhất

Phong cách sống người Nhật

Kỷ luật, kỷ luật, và kỷ luật
"Người Nhật Bản, đang thể hiện điều mà họ đã được dạy dỗ và tập huấn ngay từ khi còn bé - trật tự và kiên cường", Federico D. Pasqual tại The Philippine Star nói. "Tại trường học, các bữa trưa miễn phí, nhưng thường "đạm bạc", và trẻ con học cách đón nhận và xử lý những thời điểm khó khăn. Thảm họa này là một trong những thời điểm đó, và việc định hình thái độ đó để nó ăn vào trong máu bây giờ đã có hiệu quả".

Người Nhật không lạ gì trước khó khăn
Câu trả lời đơn giản chính là "sự lịch thiệp muôn đời của người Nhật đang tỏa sáng", Thomas Lifson viết trên The American Thinker nói. Nhưng đó chỉ là một phần của điều đang diễn ra. Xã hội Nhật Bản đã được rèn giũa qua nhiều thế hệ để mọi thứ đi vào nề nếp - duy trì trật tự và cư xử chuẩn mực. Sức mạnh xã hội to lớn của quốc gia này đã giúp Nhật Bản vượt qua sự tàn phá của Thế chiến II, và so với nó thì những vấn đề đang diễn ra cũng chỉ là tương đối nhỏ.

Người Nhật không cao siêu, chỉ là khác biệt
"Người Nhật được giáo dục rằng sự quy cũ và đồng thuận là giá trị cốt lõi", James Picht, The Washington Times, cho biết. Với người Mỹ, luôn đề cao chủ nghĩa cá nhân, thì những giá trị đó nghe có vẻ khó chịu. Những lúc bình thường, việc chú ý tới vẻ bề ngoài và các quy tắc có vẻ cứng nhắc, nhưng vào thời điểm khó khăn, những đức tính này sẽ đánh bại nhu cầu "cướp giật". Nền văn hóa Nhật Bản không cao siêu, nó chỉ đơn giản được cấu tạo để phù hợp với việc duy trì trật tự xã hội ngay sau một thảm họa lớn.


(sưu tầm)
Công Ty Hiền Quang chuyên Du Học Nhật Bản

Làm thêm ở Nhật thu nhập bao nhiêu tiền?


Ở Nhật có khoảng 96% du học sinh đi làm thêm. Công việc phổ biến nhất là các việc phụ trong nhà hàng, tiếp đến là bán hàng, gia sư, phụ công tác nghiên cứu, lễ tân khách sạn, nhặt bóng, làm việc trong các công trường lao động… Việc trả thù lao của từng vùng cũng khác nhau. Ví dụ công việc phục vụ trong nhà hàng mỗi giờ được từ 800 yên đến 1200 yên, tính ra nếu làm 28 tiếng 1 tuần thì được 22.400 yên đến 33.600 yên, như vậy 1 tháng bạn nhân cho 4 tuần số tiền thu được là 89.600 yên đến 134.400 yên tương đương với 23,296,000 đến 34,944,000 VNĐ/ 1 tháng

Sau khi được Cục nhập cảnh địa phương gần nhất cho phép thì du học sinh mới được phép đi làm thêm theo các điều kiện sau đây:
1.    Không ảnh hưởng đến việc học.
2.    Mục đích đi làm thêm là để trang trải tiền học phí và các chi phí sinh hoạt cần thiết khác ( như tiền nhà, đóng học phí năm 2, tiền điện, tiền nước, tiền ga, tiền ăn…), tích góp để gửi tiền về nhà.
3.    Không làm các công việc ảnh hưởng đến phong tục tập quán, tư cách và đạo đức của du học sinh.
4.    Số giờ làm thêm phải tuân thủ theo qui định sau:
‐Học sinh có tư cách cư trú là du học ( đại học, cao học, cao đẳng, trường dạy nghề, trường tiếng Nhật, dự bị đại học, nghiên cứu sinh…) đều làm việc theo số giờ qui định là 1 tuần làm việc dưới 28 tiếng ( kì nghỉ dài có thể làm 1 ngày 8 tiếng ).

Những lưu ý khi quyết định việc làm:
Điều quan trọng nhất là các bạn cần hết sức quan tâm đến sức khỏe, và không để ảnh hưởng đến mục đích du học của bạn. Khi chọn việc làm, bạn nên tự mình đặt ra những câu hỏi như:
‐ Công việc có trở ngại đến sức khỏe không? ( Làm việc đến khuya, và làm nhiều tiếng trong ngày thì có ảnh hưởng đến ngày hôm sau không? )
‐ Cách trả thù lao ( Bao gồm thuế, trả theo ngày, trả theo tuần, trả theo tháng, trả trực tiếp hay trả qua ngân hàng? )
‐ Nội dung của công việc có an toàn không? ( Công việc có nguy hiểm không? Trong trường hợp bị tai nạn thì tiền bồi thường ra sao? )

Giới thiệu việc làm thêm sẽ do trường bạn đang theo học, các tiền bối và các trung tâm hỗ trợ sinh viên trong nước và quốc tế giới thiệu.
Bạn cũng có thể tự đi kiếm việc khi trình độ tiếng Nhật của bạn có thể giao tiếp được với người Nhật.

Tóm lại, làm thêm là công việc bình thường trong xã hội Nhật Bản. Thông qua công việc, bạn học được những nguyên tắc và tập quán của người Nhật. Tuy nhiên cũng có những du học sinh vì đi làm thêm mà bỏ bê việc học, thiếu giờ lên lớp, không gia hạn được Visa và phải trở về nước. Các bạn cũng đừng nên quên rằng nhiệm vụ của chúng ta đến nước Nhật là để học chứ không phải để đi làm.
Cuối cùng, chúc các bạn thành công trên con đường học tập của mình.



Công Ty Hiền Quang chuyên Du Học Nhật Bản

Những điều cấm kỵ ở Nhật

1. Con số 4
Bị cho là con số không may bởi vì phát âm của nó giống với phát âm của chữ "Tử" (Shi=cái chết). Một số khách sạn thậm chí còn không có phòng số 4.

2. Cắm đũa lên bát cơm
Người Nhật không bao giờ cắm đũa lên thức ăn, và đặt biệt là lên cơm vì chỉ trong đám tang, người ta mới cắm đũa lên bát cơm và đặt lên bàn thờ.

3. Không được dùng đũa để chuyền thức ăn
vì trong đám tang, người ta dùng đũa để chuyền những mảnh xương còn sót lại sau khi hỏa táng.

4. Khi ngủ không được quay đầu về hướng Bắc
Vì người ta thường đặt người chết nằm như vậy.

5. Xe tang
Nếu bạn gặp một chiếc xe tang đi ngang qua,bạn phải giấu ngón tay cái của mình đi.

6. Cắt móng tay, móng chân vào ban đêm
Nếu bạn cắt móng vào ban đêm thì khi cha mẹ bạn mất bạn sẽ không được ở bên cạnh họ.

7. Sau khi ăn xong không được nằm ngay
Người ta nói ăn xong mà nằm ngay thì sẽ bị biến thành con bò (cái này coi truyện Doraemon sẽ thấy,ở Việt Nam lại là con heo!).

8. Huýt sáo vào ban đêm
Nếu huýt sáo ban đêm thì sẽ bị ông Xà đến thăm đó.

 
                                                                                                   (sưu tầm)
          Công Ty Hiền Quang chuyên Du Học Nhật Bản

Cách chào hỏi của người Nhật

Khi chào hỏi, cũng như khi bày tỏ sự biết ơn và xin lỗi của mình, người Nhật thường hay cúi người xuống. Hành động này tiếng Nhật gọi là お辞儀 Ojigi. Ojigi có nghĩa là đổ người từ phần eo về phía trước. Cách hành lễ ngồi xuống và cúi người được xem là cách hành lễ cơ bản nhưng ngày nay, người ta cứ đứng và cúi người nhiều hơn. Ojigi ở mỗi góc độ khác nhau có ý nghĩa khác nhau, vì thế người ta chia Ojigi ra làm nhiều loại tùy vào thời điểm và trường hợp.
Ví dụ: Khi muốn cảm tạ sâu sắc hay chân thành xin lỗ từ tận đáy lòng, người ta cúi đầu thật thấp, hành lễ Ojigi một cách lịch sự nhất. Cách hành lễ Ojigi đẹp nhất là đổ người về phía trước nhưng lưng và đầu gối không được cong lại, sau đó từ từ, lịch sự thẳng người lên. Trong cuộc sống hằng ngày có 3 kiểu Ojigi sau:

1. Chào hỏi xã giao hàng ngày như [こにちは konnichiwa]. Cúi người khoảng 15độ.

2. Chào hỏi có phần trang trọng như [始めまして hajimemashite, 宜しく お願いしますyoroshiku onegaishimasu]. Cúi người khoảng 30 độ.

3. Khi cảm ơn hay cảm tạ ai đó. Cúi người khoảng 45 độ.



Công Ty Hiền Quang chuyên Du Học Nhật Bản

ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ
- Tốt nghiệp THPT trở lên
- Không yêu cầu học lực, tuổi tác
- Có nguyện vọng học và làm việc tại Nhật Bản     
Chúng tôi giúp bạn đi du học với chi phí chỉ 100 triệu