Du Học Nhật Bản Chữ Kanji Kanji N4 Nền giáo dục Nhật Bản thời kỳ chiếm đóng đến thời kỳ hậu chiếm đóng

Nền giáo dục Nhật Bản thời kỳ chiếm đóng đến thời kỳ hậu chiếm đóng

Thời kỳ chiếm đóng
Xem: Cải cách Giáo dục thời kỳ Nhật Bản bị chiếm đóng
Những năm 1945 hệ thống giáo dục của Nhật đã bị tàn phá, và với ý nghĩa của người thất trận. Một làn sóng tư tưởng mới đã được du nhập vào Nhật Bản trong suốt thời kì hậu chiến và bị chiếm đóng quân sự.
Sự ảnh hưởng của quản lý chính trị và sự chiếm đóng quân sự của Mĩ đã làm thay đổi của giáo dục dân chủ: trường với cấu trúc 6 – 3 – 3 (sáu năm tiểu học, ba năm trung học cở sở, bà năm trung học phổ thông), và kéo theo đó là trường giáo dục bắt buộc hệ 9 năm. Họ thay thế hệ thống trường Cao trung thành bao hàm của trường Trung học. Chương trình giảng dạy và sách giáo khoa cũng được kiểm duyệt và sửa chữa lại, chương trình đạo đức đã được thay bằng giáo dục cộng đồng, trường nội trú địa phương cũng được giới thiệu với những giáo viên liên hợp.
Với sự bãi bỏ của hệ thống giáo dục cấp cao và tăng nhanh của những trường trung học, cơ hội cho việc học lên đã tăng nhanh. Việc mở rộng đã hoàn thành những bước đầu bằng việc tốt nghiệp ở những trường đại học, cao đẳng hướng nghiệp và một số học viện công nghệ, trường thường và trung học cao cấp.

Thời kỳ hậu chiếm đóng
Sau khi hoàn trả toàn bộ chủ quyền quốc gia vào năm 1952, nước Nhật ngay lập tức bắt đầu xoa dịu những thay đổi về giáo dục, nhằm phản chiếu ý tưởng của mình về cách dạy và cách quản lý giáo dục. Bộ Giáo dục thời hậu chiến đã giành lại rất nhiều quyền lực. Trường học được sàng lọc lại. Một khoá học đạo đức theo khuôn mẫu truyền thống được tổ chức mặc cho một vài sự phản đối, nó đã đem lại sự hồi phụ lòng tự trọng dân tộc của mỗi người dân trên đất nước mặt trời mọc này.
Vào thời kì hậu chiến 1960 là giai đoạn nước Nhật phát triển thần kì mang lại sự đòi hỏi sự mở rộng của nền cao học. Không chỉ vậy, thêm vào là sự trông đợi phát triển chất lượng phải được cải thiện nhưng vì vậy mà học phí cũng leo thang. Phổ biến là trong những năm 1960 là thời kì khủng hoảng giáo dục ở cấp cao. Đặc biệt là cuối thập kỉ đó, những trường đại học ở Nhật đã bị tấn công bởi những sinh viên bạo động khiến nhiều khu vực trong khuôn viên bị tàn phá nghiêm trọng.
Sự lo lắng từ phía khuôn viên trường bị tác động bởi nhiều nhân tố, bao gồm cả làn sóng chống đối cuộc chiến tranh Việt Nam ở Nhật, tư tưởng khác nhau giữa những nhóm học sinh, những cuộc tranh luận về thành quả giáo dục cũng như là phương thức giáo dục, bạo lực học đường, và đôi khi là những xung đột thông thường ngay trong chính bản thân của hệ thống trường đại học.
Phản ứng của chính phủ với Luật Quản Lý Trường Đại Học trong năm 1969 và trong đầu những năm 70 thế kỉ 20, với hy vọng cải cách lại nền giáo dục. bộ luật mới cũng quản lý sự thành lập trường mới, lương giáo viên, và chương trình giảng dạy ở trường công lập của bị kiểm duyệt lại. Sự thành lập của những trường tư thục cũng bắt đầu nhận được sự giúp đỡ của cộng đồng, và kì thi tham dự vào đại học được tổ chức theo mức chuẩn phổ biến trên toàn quốc (kì thi quốc gia). Trong suốt thời kì này, sự mâu thuẫn giữa chính phủ và hội nhà giáo cũng trở nên mạnh mẽ.
Mặc cho những thay đổi to lớn, toàn diện của giáo dục từ năm 1868 và đặc biệt là từ 1945, hệ thống giáo dục vẫn phản chiếu một chuẩn mực truyền thống lâu dài và tư tưởng triết học rằng: việc học và giáo dục là đáng quý và cần được theo đuổi một cách nghiêm túc, trong đó một nền giáo dục toàn diện cần phát triển đạo đức và nhân cách cho con người. Nhửng di sản từ thế hệ nhân tài của thời Minh Trị đã được sử dụng như là kết cấu trung tâm của nền giáo dục. Điều thú vị là người Nhật đã kết hợp mềm dẻo giữa tư tưởng hiện đại và phương pháp giảng dạy truyền thống trong việc cải tạo và phát triển lại hệ thống đương thời.

>> Tìm hiểu: du học Nhật bản
Theo Wikipedia Nhật Bản
quang dinh

ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ
- Tốt nghiệp THPT trở lên
- Không yêu cầu học lực, tuổi tác
- Có nguyện vọng học và làm việc tại Nhật Bản     
Chúng tôi giúp bạn đi du học với chi phí chỉ 100 triệu