Giải thích:
Dùng trong trường hợp biểu thị việc làm một cái gì đó mà không hề để ý / xem xét về một vấn đề khác.
Ví dụ:
Bất chấp tình trạng kẹt xe trên đường cao tốc, chúng tôi vẫn ung dung đi Tokyo bằng tàu siêu tốc Shinkansen.
高速道路の渋滞をよそに、私たちはゆうゆうと新幹線で東京に向かった。
Người bạn vừa mới cưới của tôi đã đi hưởng tuần trăng mật ở Nara, bất chấp cơn sốt du lịch nước ngoài gần đây.
最近結婚したともだちは、最近の海外旅行ブームをよそに、奈良へ新婚旅行に出かけた。
33.~ないまでも: Dù không làm...ít nhất cũng phải
Giải thích:
Dùng trong trường hợp để biểu thị dù không làm được việc A thì ít nhất hay tối thiểu nhất phải làm được cái việc B ( cái/ việc B là tập con của cái / việc A) nhưng dù không phải, không được như A nhưng ít nhất cũng đạt được như B (B mang nghĩa nhỏ hẹp hơn A).
Ví dụ:
Tuy không đến mức là mỗi ngày, nhưng tôi cũng định mỗi tuần sẽ dọn dẹp 2 hoặc 3 lần
毎日とは言わないまでも、週に2,3度は掃除をしようと思う。
Không dám nói là tuyệt đối, nhưng xác suất thành công là khá cao.
絶対とは言えないまでも、成功する確率はかなり高いと思います。
Không cần phải chuẩn bị bài trước nhưng ít nhất cũng phải đến nghe giảng.
予習はしないまでも、せめて授業には出て来なさい。
34.~てもさしつかえない:Dù có làm gì thì cũng được
Giải thích:
Dùng trong trường hợp biểu thị việc dù có làm một cái gì đó thì cũng không ảnh hưởng gì, được phép làm cái gì đó.
Ví dụ:
Chỉ cần đừng gắng quá sức, còn thì anh có vận động cơ thể cũng không sao cả.
無理をしなければ運動をしてもさしつかえありません。
Loại giấy tờ này dù không có đóng dấu cũng chẳng sao
この書類ははんこがなくてもさしつかえない。
35.~たる: là, nếu là, đã là
Giải thích:
Dùng trong trường hợp biểu thị lập trường, vị trí, vai trò, "AたるB" nếu B là A thì
Ví dụ:
Đã là giáo viên thì phải luôn công bằng với học sinh
教師たる者、学生に対して常に公平であるべきだ。
Là một người Việt Nam, tôi nghĩ Hồ Chí Minh là một người tuyệt vời
ベトナム人たる私、ホーチミンはすばらしい人と思います。
36.~まじき: Không được phép
Giải thích:
Dùng sau một danh từ để chỉ ngề nghiệp hay một cương vị, để biểu thị ý nghĩa: "Đã ở vào cương vị ấy hoặc đã làm nghề ấy, thì không được phép..." Theo sau là một danh từ chỉ sự việc, hành vi, phát ngôn, thái độ.
Dùng để phê phán một người nào đó đã có một việc làm, một hành vi hoặc một trạng thái không thích hợp với tư cách, cương vị, hoặc lập trường của mình.
Ví dụ:
Nhận tặng phẩm, tiền bạc của các nhà sản xuất là việc mà một công chức không được phép làm.
業者から金品を受け取るなど公務員にあるまじきことだ。
"thai nhi chưa phải là người". Đây là một phát ngôn không thể chấp nhận được của một giới chức tôn giáo.
「胎児は人間じゃない」などとは、聖職者にあるまじき発言である。
Chú ý:
Dạng ”するまじき”phải được chuyển thành”すまじき”
Lối nói trang trọng dùng cho văn viết
Hướng dẫn đăng ký đi du học Nhật Bản
Công Ty Hiền Quang chuyên Du Học Nhật Bản
Tin mới hơn:
- 06/03/2013 08:13 - Học Ngữ Pháp Tiếng Nhật N1 "Bài 2"
- 06/03/2013 08:05 - Học Ngữ Pháp Tiếng Nhật N1 "Bài 3"
- 06/03/2013 07:59 - Học Ngữ Pháp Tiếng Nhật N1 "Bài 4"
- 06/03/2013 07:51 - Học Ngữ Pháp Tiếng Nhật N1 "Bài 5"
- 06/03/2013 07:44 - Học Ngữ Pháp Tiếng Nhật N1 "Bài 6"
Tin cũ hơn:
- 06/03/2013 07:31 - Học Ngữ Pháp Tiếng Nhật N1 "Bài 8"
- 06/03/2013 07:23 - Học Ngữ Pháp Tiếng Nhật N1 "Bài 9"
- 05/03/2013 09:35 - Học Ngữ Pháp Tiếng Nhật N1 "Bài 10"
- 05/03/2013 09:28 - Học Ngữ Pháp Tiếng Nhật N1 "Bài 11"
- 05/03/2013 09:20 - Học Ngữ Pháp Tiếng Nhật N1 "Bài 12"