Du Học Nhật Bản Ngữ pháp Ngữ Pháp N3 Tính cách, cư xử của Người Nhật

Tính cách, cư xử của Người Nhật

LẠNH NHẠT - THÂN THIỆN?
Có nhiều người đã nhận xét là người Nhật "lạnh nhạt", có lẽ điều đó cũng đúng, nhưng chỉ đúng một nửa với hầu hết những người Nhật mới quen. Còn khi quen lâu thì họ sẽ vượt qua được ranh giới e dè, cởi bỏ được "mặt nạ" và tỏ ra thân thiện hơn.
Giữa thập niên 80, khi tôi lần đầu tiên tự đi thuê phòng ở một dãy nhà nhiều phòng cho thuê gọi là "a-pa-tồ" (apartment), theo tục lệ người Nhật là nên có chút quà mọn như một hộp bánh nhỏ hay khăn vải (người Nhật vốn tính sạch sẽ hay lau chùi nên họ hay tặng nhau món này)... để ra mắt những phòng bên cạnh. Tôi chuẩn bị quà và gõ cửa, tự giới thiệu là người Việt mới dọn tới, nhưng người trong phòng không mở, chỉ nói vọng ra "Thôi được rồi", hay "Không cần" làm tôi cũng hơi áy náy. Ở Nhật cũng có nhiều người hay đi từng nhà, gõ cửa quảng cáo giới thiệu hàng hay chiêu dụ về tôn giáo, nên nhiều nhà phải gắn cả bảng cự tuyệt để khỏi bị làm phiền. Người Nhật dù là đang ở nhà, cũng có thói quen đóng cửa, cài then bên trong để tránh bất trắc. Có lẽ lúc đầu họ cũng coi tôi như một kẻ làm phiền và thấy cũng chẳng có gì cần để tiếp xúc.
Vì nhà Nhật vách mỏng lắm, tôi lo sau này có con nhỏ làm ồn hay mình làm gì không đúng phong tục Nhật sợ bị họ qua kiếm chuyện. Nên nhân một lần đi làm về, tôi thấy hai ông ở mấy phòng bên cạnh đứng nói chuyện với nhau, tôi vội chào rồi vào nhà lấy quà ra và đưa tặng. Khi đó, mặt giáp mặt hai ông có muốn cũng không thể lánh mặt
Không biết họ nghĩ thế nào về hành động của tôi, nhưng thấy họ đổi thái độ, trở nên thật vui vẻ, cởi mở, và còn nói thêm rằng có gì cần cứ nói, họ sẵn sàng giúp. Như một số người đã nói, tôi nghiệm ra rằng, mình cũng cần kiên nhẫn, đợi dịp tốt để làm quen thì họ sẽ cởi mở hơn.  
Tuy nhiên, người ngoại quốc sẽ rất ngạc nhiên khi thấy lần trước nhờ thì họ rất nhiệt tình giúp đỡ mà lần sau họ lạnh nhạt. Vấn đề là người Nhật sẵn lòng giúp đỡ, nhưng họ cũng quen tính tự lập, nên nếu nhờ lần thứ hai một việc tương tự thì họ cảm thấy không vui, không muốn giúp nữa mà muốn người nhờ vả hãy cố gắng tự lập.

CỨNG RẮN - HAY KHÓC?
Khi làm việc với người Nhật, ai cũng thấy là người Nhật rất trọng nguyên tắc, đến độ như khó tính và cứng rắn, nhưng mặt khác họ cũng dễ rung cảm với thiên nhiên và nhân tình nên hay khóc lắm, nhất là phụ nữ. Họ trọng kỷ luật, khi tham gia một tổ chức nào là họ tuân thủ mọi điều lệ một cách chặt chẽ. Nơi công cộng, họ luôn kiên nhẫn xếp hàng chứ không chen lên. Hình ảnh thường thấy nhất là các tiệm ăn đông khách, người Nhật sẵn sàng xếp hàng cả tiếng đồng hồ. Trong cuộc sống xã hội công nghiệp, họ thường cố gắng giữ đúng giờ, nhất là trong giao ước làm ăn.
Ai ở Nhật hơi lâu chắc cũng đã từng chứng kiến và thấy người Nhật rất dễ khóc. Như khi họ đến trọ nhà người ngoại quốc hay ngược lại có người ngoại quốc đến chơi vài ngày, khi chia tay thường thấy họ khóc. Khi người Việt tỵ nạn đến các trại tạm cư rải rác khắp nước Nhật, người địa phương thường niềm nở đến giúp đỡ, tặng quà, quần áo... và khi người tỵ nạn ra đi, dù có báo tin hay không, họ cũng tự động đến đưa tiễn và có một số người khóc. Một trường hợp khác nữa, chẳng may có người tỵ nạn bị bệnh qua đời, nếu là thân nhân của mình thì chắc là người Việt sẽ khóc, nhưng nếu chỉ là bạn bè thì cố gắng giúp đỡ an táng chứ hầu như không khóc, trong khi đó, nhiều nhân viên người Nhật chỉ mới quen biết vài tháng mà vẫn khóc, có khi cẩn thận mặc cả tang phục đến dự.  

(sưu tầm)
Công Ty Hiền Quang chuyên Du Học Nhật Bản

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ
- Tốt nghiệp THPT trở lên
- Không yêu cầu học lực, tuổi tác
- Có nguyện vọng học và làm việc tại Nhật Bản     
Chúng tôi giúp bạn đi du học với chi phí chỉ 100 triệu