Du Học Nhật Bản Ngữ pháp Ngữ Pháp N4 Học Ngữ Pháp Tiếng Nhật N4 "Bài 7"

Học Ngữ Pháp Tiếng Nhật N4 "Bài 7"


24. V禁止(きんし) : Động từ thể cấm chỉ ( Cấm, không được.....)

 Giải thích:
Thể cấm chỉ được dùng ra lệnh cho ai đó không được thự hiện một hành vi nào đó. Thể này mang mệnh lệnh mạnh, áp đặt và đe dọa, vì thế phạm vi dùng chúng ở cuối câu văn rất hạn chế. Ngoài ra, trong văn nói thì hầu hết các trường hợp các thể này chỉ được nam giới dùng.
 Người nam giới có địa vị hoặc tuổi tác cao hơn nói với người bên dưới mình, hoặc bố nói với con.
  Nam giới nói với nhau. Trong trường hợp này thì 「よ」nhiều khi được thêm vào cuối câu để làm 'mềm' lại trạng thái của câu.
Trường hợp ít có điều kiện quan tâm đến người mà mình giao tiếp ví dụ như khi truyền đạt chỉ thị, khi đang làm việc trong phân xưởng, hoặc trong các tình huống khẩn cấp như hỏa hoạn, động đất v.v... Ngay cả trong trường hợp như thế này thì cũng chỉ là người nam giới, có vị trí hoặc tuổi cao hơn mới dùng.
 Cổ vũ trong khi xem thể thao. Trong trường hợp này thì đôi khi nữa giới cũng dùng.
 Khi muốn chú trọng đến sự đơn giản để tạo hiệu quả truyền đạt như trong các ký hiệu giao thông.
Ví dụ:
Không được nghĩ
休むな。
Không dùng điện thoại
携帯電話を使うな。
Không hút thuốc
タバコを吸うな。

25. ~V可能形(かのうけい):  Động từ thể khả năng (Có thể làm)

Giải thích:
Động từ khả năng diễn tả một năng lực, tức là việc ai đó có khả năng làm một việc gì đó.
Động từ khả năng diễn tả một điề kiện, tức là một việc gì đó có thể thực hiện trong một hoàn cảnh nào đó.
Động từ khả năng không diễn tả động tác hoặc hành động mà diễn tả trạng thái. Khi các động từ này trở thành dạng khả năng thì dùng trợ từ「が」
Ví dụ:
Tôi có thể ăn được sushi
私は寿司が食べられます。
Tôi có thể viết được chữ kanji
私は漢字が読めます。
Anh An có thể đọc báo tiếng Nhật
アンさんは新聞の日本語が読めます。
Tôi có thể nấu được món Ấn Độ
インド料理が作れます。
Núi Phú Sĩ có thể được nhìn thấy từ tàu điện
新幹線から富士山が見えます。

26. ~V使役( しえき):  Động từ thể sai khiến ( Để/ cho, làm cho~)

 Giải thích:
Động từ sai khiến biểu thị một trong hai nghĩa là "bắt buộc" hoặc "cho phép". Được dùng trong những trường hợp khi mà quan hệ trên dưới rõ ràng, ví dụ như bố mẹ - con cái, anh trai - em trai, cấp trên - cấp dưới v.v.... Và người trên bắt buộc hoặc cho phép người dưới làm một việc gì đó.
 Ví dụ:
Giám đốc đã yêu cầu thư ký đánh máy
社長は秘書にタイプを打たせた。
Giám đốc đã cho tôi mượn trước số lương chưa lãnh.
社長は給料を前借りさせてくれた。
Chú ý:
Ví dụ 1 biểu thị nghĩa "bắt buộc", ví dụ 2 biểu thị nghĩa "cho phép"
Trong trường hợp người trong một nhóm (ví dụ công ty) nói với người ngoài về việc cho người ở trong cùng nhóm với mình làm một việc gì đó, thì câu saii khiến được dùng bất kể quan hệ trên dưới thế nào. Ví dụ dưới đây là thể hiện điều đó:
Tôi sẽ cho nhân viên phụ trách đến sửa ngay
すぐに係りの者を伺わせます。
 Khi động từ là động từ chỉ tình cảm, tâm trạng như 「あんしんする」、「しんぱいする」、「がっかりする」、「よろこぶ」、「かなしむ」、「おこる」v.v...thì chúng ta cũng có thể dùng thể sai khiến, như ví dụ dưới đây:
Tôi đậu đại học làm cho ba má rất vui
大学に入たする両親がよころぶさせた。

27. ~V使役受身(しえきうけみ): Động từ thể bị động sai khiến ( Bị bắt làm gì đó)

 Giải thích:
Cách chia động từ sang thể bị động sai khiến
Nhóm I: đổi いthành あrồi thêmせられる
Ví dụ:
かきます → かかせられます。
はなします → はなさせられます。
Chia rút gọn
書かせられます → 書かされる
話させられます → Không chia được do trở ngại do phát âm
 Nhóm II: bỏ る đuôi thêm させられる
Ví dụ:
見ます → 見させられます。
あけます → あけさせられます
 Nhóm III:
します → させられます。
きます → こさせられます。
 N1 bị N2 bị bắt làm gì đó
 Diễn tả hành động bị bắt phải làm gì đó
Ví dụ:
Hôm qua, tôi đã bị mẹ bắt phải học đến 3 tiếng đồng hồ.
昨日は、お母さんに3時間も勉強させられた。
Tôi đã bị ép buộc phải uống rượu
お酒を飲まされた。
Hình như anh Yamashita ngày nào cũng bị buộc phải làm thêm đến khuya.
山下さんは、毎日遅くまで残業させられているらしい。
Tôi bị bắt chuyển công tác ra nước ngoài
海外に転勤させられる。


Hướng dẫn đăng ký đi du học Nhật Bản




Công Ty Hiền Quang chuyên Du Học Nhật Bản

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ
   - Những người đang đi học hay đi làm có bằng THPT trở lên    
   - Những người đã xin visa tại các công ty du học khác bị rớt    
- Những người đã đi tu nghiệp về đăng ký đi du học trở lại   

Liên hệ với chúng tôi để biết thêm chi tiết

du hoc nhat ban