Thưởng thức Mochi - Thưởng thức văn hoá truyền thống Nhật Bản.
Bánh Mochi được làm từ gạo. Theo quan niệm của người Nhật, hạt gạo là tinh hoa của trời đất, là cội nguồn của sự sống mà thần linh đã ban phát cho họ nên đây được coi như một loại bánh may mắn. Chỉ với nguyên liệu chính là gạo Mochi, người Nhật đã khéo léo kết hợp, sáng tạo ra vô vàn loại bánh Mochi với nhiều hương vị và màu sắc.
Bánh Mochi hình chữ nhật xuất phát từ thời Edo đấy các bạn ạ!
Người Nhật gọi bánh Mochi hình chữ nhật là Kaku-Mochi. Nó ra đời tại kinh thành Edo vào thế kỉ 18, giữa thời Edo. Đây là chiếc bánh của tình làng nghĩa xóm. Lúc bấy giờ, dân số của kinh thành khá đông đúc, khoảng 1 triệu người. Họ sống tập trung tại những khu nhà dài, hẹp và gian bếp dùng làm nơi nấu nướng cho cả gia đình cũng có diện tích rất khiêm tốn. Mỗi khi làm bánh Mochi, các bà nội trợ thường rủ hàng xóm cùng làm. Công việc này diễn ra tại sân chung của khu nhà. Người góp nguyên liệu, người góp công sức... thế nên bánh Mochi sau khi làm xong, được cắt ra thành từng miếng nhỏ hình chữ nhật bằng nhau để phân chia đồng đều cho tất cả chứ không có hình dạng tròn như ta thường thấy.
Bánh Kaku-Mochi hình chữ nhật, đơn giản nhưng vẫn có hương vị đa dạng như các loại Mochi khác.
Kagami-Mochi là bánh để dâng lên thần linh - đây là lễ vật không thể thiếu trong các gia đình Nhật Bản nhân dịp năm mới. Họ trang trí bánh gạo Mochi ở hốc tường Toko-Noma trang trọng trong phòng khách hoặc trong nhà bếp. Kagama-Mochi được tạo thành từ 2 chiếc bánh Mochi hình tròn nhỏ và lớn chồng lên nhau giống như cái hồ lô. Trên đỉnh của Kagami-Mochi được đặt một quả cam với mong ước gia đình phồn thịnh. Ngày Tết, người Nhật cúng bánh Mochi để cầu nguyện cho sự trường thọ.
Bánh Kagami-Mochi, bánh Mochi dâng lên thần linh.
Hay ho nhất thì phải kể đến Hana-Mochi, đây là Mochi có dạng hoa anh đào. Những cành Hana-Mochi cũng được dùng để trưng bày ở hốc tường Toko-Noma và gian thờ của căn bếp. Chúng được đặt ở đó trong suốt mùa đông dài với hy vọng mang lại trí tuệ, sự sáng suốt cho gia chủ.
Hana-Mochi được tạo hình như những cành hoa rực rỡ sắc màu.
Và điều không tưởng là bánh Mochi, còn là nguyên liệu quan trọng để chế biến nhiều món ăn truyền thống Nhật Bản nữa. Điển hình nhất là món canh Zoni. Đó là sự kết hợp của bánh Mochi, rau và thịt. Canh Zoni là món ăn không thể thiếu trong các gia đình người Nhật vào dịp năm mới.
Canh Zoni có nguyên liệu chính từ Mochi.
Thưởng thức Mochi, là một cách thưởng thức hương vị truyền thống, đặc trưng của Nhật Bản. Nền ẩm thực của đất nước "Mặt trời mọc" luôn được xem là sự tinh túy với những món ăn được đầu tư cả về hương vị lẫn phong cách trình bày. Và Mochi hội tụ tất cả những điều đó. Nếu có cơ hội, hãy thử thưởng thức món bánh tuyệt vời này nhé!
Theo: kênh 14Bánh Mochi được làm từ gạo. Theo quan niệm của người Nhật, hạt gạo là tinh hoa của trời đất, là cội nguồn của sự sống mà thần linh đã ban phát cho họ nên đây được coi như một loại bánh may mắn. Chỉ với nguyên liệu chính là gạo Mochi, người Nhật đã khéo léo kết hợp, sáng tạo ra vô vàn loại bánh Mochi với nhiều hương vị và màu sắc.
Bánh Mochi hình chữ nhật xuất phát từ thời Edo đấy các bạn ạ!
Người Nhật gọi bánh Mochi hình chữ nhật là Kaku-Mochi. Nó ra đời tại kinh thành Edo vào thế kỉ 18, giữa thời Edo. Đây là chiếc bánh của tình làng nghĩa xóm. Lúc bấy giờ, dân số của kinh thành khá đông đúc, khoảng 1 triệu người. Họ sống tập trung tại những khu nhà dài, hẹp và gian bếp dùng làm nơi nấu nướng cho cả gia đình cũng có diện tích rất khiêm tốn. Mỗi khi làm bánh Mochi, các bà nội trợ thường rủ hàng xóm cùng làm. Công việc này diễn ra tại sân chung của khu nhà. Người góp nguyên liệu, người góp công sức... thế nên bánh Mochi sau khi làm xong, được cắt ra thành từng miếng nhỏ hình chữ nhật bằng nhau để phân chia đồng đều cho tất cả chứ không có hình dạng tròn như ta thường thấy.
Bánh Kaku-Mochi hình chữ nhật, đơn giản nhưng vẫn có hương vị đa dạng như các loại Mochi khác.
Kagami-Mochi là bánh để dâng lên thần linh - đây là lễ vật không thể thiếu trong các gia đình Nhật Bản nhân dịp năm mới. Họ trang trí bánh gạo Mochi ở hốc tường Toko-Noma trang trọng trong phòng khách hoặc trong nhà bếp. Kagama-Mochi được tạo thành từ 2 chiếc bánh Mochi hình tròn nhỏ và lớn chồng lên nhau giống như cái hồ lô. Trên đỉnh của Kagami-Mochi được đặt một quả cam với mong ước gia đình phồn thịnh. Ngày Tết, người Nhật cúng bánh Mochi để cầu nguyện cho sự trường thọ.
Bánh Kagami-Mochi, bánh Mochi dâng lên thần linh.
Hay ho nhất thì phải kể đến Hana-Mochi, đây là Mochi có dạng hoa anh đào. Những cành Hana-Mochi cũng được dùng để trưng bày ở hốc tường Toko-Noma và gian thờ của căn bếp. Chúng được đặt ở đó trong suốt mùa đông dài với hy vọng mang lại trí tuệ, sự sáng suốt cho gia chủ.
Hana-Mochi được tạo hình như những cành hoa rực rỡ sắc màu.
Và điều không tưởng là bánh Mochi, còn là nguyên liệu quan trọng để chế biến nhiều món ăn truyền thống Nhật Bản nữa. Điển hình nhất là món canh Zoni. Đó là sự kết hợp của bánh Mochi, rau và thịt. Canh Zoni là món ăn không thể thiếu trong các gia đình người Nhật vào dịp năm mới.
Canh Zoni có nguyên liệu chính từ Mochi.
Thưởng thức Mochi, là một cách thưởng thức hương vị truyền thống, đặc trưng của Nhật Bản. Nền ẩm thực của đất nước "Mặt trời mọc" luôn được xem là sự tinh túy với những món ăn được đầu tư cả về hương vị lẫn phong cách trình bày. Và Mochi hội tụ tất cả những điều đó. Nếu có cơ hội, hãy thử thưởng thức món bánh tuyệt vời này nhé!
Công Ty Hiền Quang chuyên Du Học Nhật Bản
Tin mới hơn:
- 21/06/2012 04:59 - Cách chào hỏi của người Nhật
- 21/06/2012 03:55 - Tiếng Nhật vẫn đang biến đổi
- 21/06/2012 03:41 - Truyền thuyết Hoa Anh Đào
- 07/06/2012 11:44 - Luyện trí nhớ học tiếng Nhật
- 07/06/2012 10:35 - 6 cách học tiếng Nhật
Tin cũ hơn:
- 05/06/2012 11:00 - Lễ hội hoa anh đào Nhật Bản
- 05/06/2012 03:56 - Cách tắm của người Nhật
- 05/06/2012 02:38 - Ẩm thực ở Nhật Bản
- 04/06/2012 14:25 - Học cách đúng giờ của Nhật
- 04/06/2012 07:34 - Có nên học tiếng tại Nhật?